Quay lạiQuay lại

Tiêm mũi chống băng huyết khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất

29/11/2022

Share

Nội dung chính

1.  Thai phụ bị băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?
2. Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh
3. Tiêm mũi chống băng huyết khi nào là phù hợp?
4. Lưu ý khi chăm sóc sản phụ băng huyết sau sinh.

Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé sau khi sinh là tiêm vắc xin phòng chống bệnh. Băng huyết sau sinh là một bệnh lý rất nguy hiểm có nguy cơ  gây tử vong cao. Đây là nỗi lo lắng rất lớn của nhiều bà mẹ khi gặp những dấu hiệu của băng huyết. Vậy tiêm mũi chống băng huyết khi nào là phù hợp? Những loại vắc xin nào được cho là an toàn với mẹ và bé? Bài viết dưới này sẽ giải đáp thắc mắc một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

1.  Thai phụ bị băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Băng huyết là tình trạng đường sinh dục của mẹ bầu liên tục chảy máu trong 24 giờ sau sinh. Số lượng mất máu là hơn 500ml đối với sinh thường và 1000ml đối với sinh mổ. 

Theo thống kê số liệu, mỗi năm thế giới có khoảng 515.000 sản phụ bị tử vong trong quá trình mang thai. Riêng số phụ nữ bị băng huyết sau sinh thì lên tới 100.000 người. Tại Việt Nam, tỷ lệ thai phụ bị băng huyết sau sinh chiếm 3% - 8%. Băng huyết còn được coi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các mẹ bầu.

Hiện nay, nhiều hình thức can thiệp khác nhau của Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế (ICM), Liên đoạn sản phụ khoa quốc tế (FIGO) hay Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề xuất nhiều cách điều trị ở giai đoạn chuyển dạ. Trong đó bao gồm việc sử dụng thuốc để co hồi tử cung sau sinh. Hoặc kẹp cắt dây rốn, kéo dây rốn để kiểm soát,... Tất cả đều một mục đích là điều trị trước thay vì chờ đợi không can thiệp. 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh rất hiếm gặp như lộn tử cung. Tình trạng này xảy ra do kéo dây rốn quá mạnh trong thời gian sổ thai. Điều quan trọng hơn hết là hầu hết các trường hợp bị băng huyết không có nguy cơ trước đó.

Băng huyết để lại biến chứng vô cùng nặng nề

Băng huyết để lại biến chứng vô cùng nặng nề

2. Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa để lại biến chứng nặng nề. Thậm chí nhiều trường hợp có thể tử vong do tình trạng bệnh kéo dài và quá nặng. Chính vì vậy, WHO khuyến cáo sử dụng một số biện pháp để ngăn ngừa băng huyết sau sinh như:

  • Sử dụng thuốc co tử cung để đề phòng băng huyết sau sinh trong quá trình chuyển dạ. Oxytocin là loại thuốc co hồi tử cung được khuyên nên sử dụng để ngăn ngừa băng huyết sau sinh. Liều lượng  10 IU và  có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp là hợp lý.
  • Nếu tại các cơ sở y tế không có oxytocin thì nên sử dụng các thuốc tăng co thắt ở dạng tiêm. Ví dụ như ergometrin/methylergometrine hoặc thuốc phối hợp cố định của oxytocin và ergometrin. 
  • Ở các nơi không có nhân viên đỡ đẻ và không có oxytocin, việc quản lý Misoprostol cần được kỹ càng. Ngoài ra, nếu không có bác sĩ chuyên môn, thủ thuật sổ rau bằng kéo dây rốn không nên thực hiện.
  • Ở những cơ sở y tế uy tín, có nhân viên được đào tạo thì thủ thuật sổ nhau bằng kéo dây rốn sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, sẽ dùng phương pháp này trong sinh thường nếu thật sự cần thiết để giảm lượng máu.
  • Kẹp rốn muộn (1- 3 phút) được khuyến cáo cho mọi trường hợp sinh trong khi vẫn thực hiện chăm sóc mẹ và bé. Kẹp rốn sớm (trước 1 phút) không nên thực hiện, trừ trường hợp bé ngạt và cần hồi sức gấp.
  • Duy trì xoa bóp tử cung, mát xa tử cung không được xem là một can thiệp để ngăn ngừa băng huyết. 

3. Tiêm mũi chống băng huyết khi nào là phù hợp?

Oxytocin là loại thuốc co hồi tử cung được khuyên nên sử dụng để phòng ngừa băng huyết. Vậy nên tiêm mũi chống băng huyết khi nào là thời điểm phù hợp? 

Theo WHO khuyến cáo cho oxytocin nên tiêm bắp ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm đạo. Sau khi thai sổ hoàn toàn cần kẹp cắt dây rốn ngay. Tiếp đó dùng tay kéo dây rốn, tay còn lại để trên xương vệ đẩy đáy tử cung lên. Để giúp tử cung co hồi tốt hơn thì sau khi sổ nhau, nên xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng. Và cuối cùng hãy kiểm tra đường sinh dục kỹ lưỡng nếu nghi ngờ còn sót nhau.

Bên cạnh đó, phụ nữ sau khi sinh cần lập kế hoạch để có thời gian hồi phục sức khỏe. Đặc biệt lưu ý nên theo dõi ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện có dấu hiệu băng huyết hay không. Từ đó, có thể kịp thời tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

Nên tiêm ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm đạo

Nên tiêm ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm đạo

4. Lưu ý khi chăm sóc sản phụ băng huyết sau sinh.

Bất kỳ sản phụ nào không may bị băng huyết sau sinh thì giai đoạn này rất quan trọng. Và sau khi bạn đã biết tiêm mũi chống băng huyết khi nào là phù hợp thì cũng cần lưu ý chăm sóc làm sao cho đúng để không bị biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, WHO khuyến cáo nên quan tâm và làm các điều này sau khi sinh:

  • Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc tăng co tử cung.
  • Nên sử dụng thường quy phác đồ đề phòng và điều trị cho các thai phụ bị băng huyết tại các cơ sở y tế.
  •  Nên chuyển tuyến những thai phụ có nguy cơ bị băng huyết để dự phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Nên tìm hiểu các nhân viên y tế có chuyên môn cao trước khi sinh. Đối với ngành y tế thì cần nâng cao việc thực hành trên mô hình trong dự phòng và cách điều trị băng huyết sau sinh. Để có một đội ngũ có chuyên môn cao.

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong của sản phụ trên thế giới. Việc đề phòng và nhận biết tiêm mũi chống băng huyết khi nào là phù hợp rất cần thiết. Bởi các biến chứng băng huyết để lại vô cùng nặng nề. Chính vì vậy, mẹ bầu cần được theo dõi và cấp cứu kịp thời khi có hiện tượng băng huyết sau sinh. Tránh để lại hậu quả không đáng có nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ bé.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan