Quay lạiQuay lại

4 điều cần biết về trường hợp tiểu đường thai kỳ dư ối

12/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Tiểu đường thai kỳ và nguồn gốc của nước ối
1.1 Tiểu đường thai kỳ
1.2 Nguồn gốc của nước ối
2. Mối liên quan giữa tiểu đường thai kỳ và dư ối
3. Cách nhận biết mẹ bầu dư nước ối
4. Sản phụ dư lượng nước ối có vấn đề gì không?

Chắc hẳn khi khám thai định kỳ, mẹ bầu nào cũng được đề nghị đo chỉ số nước ối, bởi nó được xem là thành phần vô cùng quan trọng và ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ và bé. Tuy nhiên, khi lượng đường trong cơ thể mẹ bầu quá cao dẫn đến lượng nước ối tăng nhiều. Điều này gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ dư ối. Bài viết này sẽ chia sẻ những điều mẹ bầu cần lưu tâm về hiện tượng này.

Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây nên hiện tượng tiểu đường thai kỳ dư ối

Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây nên hiện tượng tiểu đường thai kỳ dư ối

1. Tiểu đường thai kỳ và nguồn gốc của nước ối

1.1 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nội khoa thường xuất hiện trong thời gian mang thai. Nguyên do bởi sự thay đổi nội tiết trong cơ thể mẹ bầu. Điều này làm cho cơ thể mẹ bầu không thể tự điều chỉnh được lượng đường trong máu. Những sản phụ có tiền sử bệnh bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao gặp phải tiểu đường thai kỳ.

Thông thường, tiểu đường thai kỳ được phát hiện trong khoảng từ tuần thứ 20 khi mang thai. Trong thời điểm này, quá trình hoạt động liên quan tới việc tạo ra insulin đều bị tác động bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là lý do việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được bác sĩ yêu cầu khám đối với phụ nữ mang thai.

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp ở sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ như:

  • Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn so với các sản phụ bình thường.
  • Mẹ bầu thường xuyên khát nước mặc dù đã uống nước nhiều.
  • Các vết thương hay vết trầy đều rất khó lành. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị sụt cân không nguyên do dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức.
  • Vùng kín của sản phụ bị nhiễm nấm và không làm sạch được. Mặc dù đã dùng các dung dịch chống nhiễm khuẩn nhưng vẫn không thể vệ sinh hết.

1.2 Nguồn gốc của nước ối

Nước ối được tạo ra từ 3 nguồn chính là: màng ối, máu mẹ và thai nhi. Cụ thể sự hình thành nước ối là:

  • Nguồn gốc từ màng ối: Màng ối sẽ bao phủ bánh nhau dây rốn. Từ đó tiết ra nước ối.
  • Nguồn gốc từ máu mẹ: Có sự trao đổi qua màng ối giữa nước ối và máu mẹ.
  • Nguồn gốc từ thai nhi: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, da của bé có sự liên quan đến sự hình thành nước ối. Bắt đầu từ tuần 20, nước ối từ khí - phế - quản, do huyết tương của thai thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé. Tuy nhiên thì nguồn gốc quan trọng nhất hình thành ra nước ối là do đường tiết niệu từ tuần thứ 16 của thai kỳ.

Tuy vậy, nguồn gốc của nước ối chính là do nước tiểu của bé trong buồng ối. Theo cơ chế thì lượng nước ối sẽ luôn được duy trì và không ảnh hưởng tới quá trình mang thai của mẹ bầu. Nhưng trong trường hợp lượng nước ối quá cao thì sẽ gây nên tình trạng dư ối

2. Mối liên quan giữa tiểu đường thai kỳ và dư ối

Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là khát nước liên tục. Khi tiểu nhiều, uống nước thường xuyên nhưng vẫn có cảm giác khát nước. Điều này là do lượng đường trong máu cao, cơ thể tự động tách phần nước trong tế bào rồi di chuyển vào máu nhằm pha loãng đường bị dư. Lúc này thì các tế bào bị thiếu nước gây nên cảm giác khát. 

Nếu sản phụ bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Điều này khiến cho sản phụ khát nước và uống nước rất nhiều. Sự kết hợp xảy ra đồng thời này dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dư ối.

Chính vì vậy, các mẹ bầu khi có các triệu chứng trên hoặc có dấu hiệu khác thường, hãy đến cơ sở y tế nhanh để được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Cách nhận biết mẹ bầu dư nước ối

Khi các mẹ bầu thừa nước ối, cơ thể thường sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết để phát hiện và can thiệp kịp thời. Một số đặc điểm nhận biết mẹ bầu bị dư ối như:

  • Tĩnh mạch các mẹ bầu bị giãn.
  • Khi siêu âm hoặc thường ngày khó nghe thấy tim thai đập.
  • Các sản phụ bị khó thở, đau bụng và ăn uống rất khó tiêu.
  • Bụng của các mẹ căng bóng và to nhiều hơn so với tuổi thai nhi.
  • Ngoài ra, phương pháp để xác định tình trạng thừa ối nữa là siêu âm và đo lượng nước ối. Nếu chỉ số AFI cao hơn 25cm thì mẹ bầu nên được theo dõi sát sao.

Nếu như các mẹ nhận thấy những dấu hiệu trên thì không nên tự suy đoán bệnh hoặc tự ý dùng thuốc. Hãy tới cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất. Đặc biệt với các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thì nên thật cẩn trọng, bởi rất dễ gặp bệnh lý tiểu đường thai kỳ dư ối gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Một số đặc điểm nhận biết mẹ bầu bị dư ối 

Một số đặc điểm nhận biết mẹ bầu bị dư ối 

4. Sản phụ dư lượng nước ối có vấn đề gì không?

Tình trạng xấu nhất đối với các mẹ bầu bị dư ối là có thể gây tử vong cho thai nhi. Ngoài ra, tình trạng dư ối có thể dẫn đến một số vấn đề như:

  • Mẹ bầu dễ sinh non.
  • Tăng khả năng chảy máu âm đạo và nhiều một số biến chứng liên quan tới tử cung của người mẹ.
  • Tăng nguy cơ sinh ngược: Điều này có nghĩa là nước ối nhiều sẽ khiến em bé trong bụng khó chuyển ngược đầu xuống để chào đời.

Nếu như mẹ bầu bị bệnh tiểu đường và lượng nước ối dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ dư ối. Hiện tượng này ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé. Vì vậy, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh thì các mẹ nên lưu ý một số điều như:

  • Nên uống và đảm bảo lượng nước mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
  • Giảm bớt lượng đường được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc để rút bớt lượng nước ối. Một số trường hợp nặng và gần kề thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
  • Có chế độ ngủ nghỉ phù hợp nhằm giúp mẹ bầu thư giãn. Từ đó, có thể giảm được các cơ co thắt tử cung và giúp cân bằng lại lượng nước ối.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh nhưng hạn chế những thực phẩm chứa nhiều nước. Thay vào đó là ăn những hoa quả có nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối,...
Hãy đặc biệt chú trọng đến tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ

Hãy đặc biệt chú trọng đến tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ dư ối gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của mẹ và bé. Đây cũng chính là tác nhân làm tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, sinh non hoặc sinh ngược. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh đó, khi có những dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Từ đó hạn chế những hậu quá không đáng có. Hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng tiểu đường thai kỳ thừa ối.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan