Quay lạiQuay lại

Viêm phế quản có lây không? Cách điều trị tại nhà hiệu quả

28/2/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phế quản là gì?
1.1. Định nghĩa viêm phế quản
1.2. Triệu chứng viêm phế quản
2. Viêm phế quản có lây không?
3. Viêm phế quản lây lan theo đường nào?
4. Các giai đoạn bệnh viêm phế quản
4.1. Giai đoạn ủ bệnh
4.2. Giai đoạn viêm hô hấp trên
4.3. Giai đoạn viêm phế quản cấp
4.4. Giai đoạn hồi phục
5. Cách điều trị bệnh viêm phế quản tại nhà
6. Cách phòng ngừa viêm phế quản

Giao mùa chính là thời điểm lý tưởng để các loại virus sinh sôi gây bệnh lý viêm phế quản. Vậy viêm phế quản có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là gì, có lây không?

Viêm phế quản là gì, có lây không?

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ và người già. Trước khi tìm hiểu viêm phế quản có lây không, hãy hiểu rõ viêm phế quản là bệnh gì nhé!

1.1. Định nghĩa viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý viêm, sưng ở niêm mạc ống phế quản của phổi. Viêm phế quản được chia ra làm viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng con ho vài ngày nhưng tình trạng bệnh có cải thiện theo thời gian. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh tái đi tái lại với các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản thường do virus hoặc cảm lạnh, cảm cúm lâu ngày gây ra. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hoá chất cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này.

1.2. Triệu chứng viêm phế quản

Viêm phế quản cấp và mãn tính có các triệu chứng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người. Một số dấu hiệu tiêu biểu thường được nhắc đến như sau:

  • Cổ họng thường xuyên bị vướng đờm, đờm có màu vàng hoặc xanh.
  • Cảm giác khó thở và thở khò khè, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
  • Sốt nhẹ đến sốt cao, cảm giác ớn lạnh.
  • Tức ngực và tình trạng ho dai dẳng kéo dài trong nhiều tháng.

Triệu chứng viêm phế quản thường nặng hơn và biến chuyển nhanh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thấy có các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao nhiều ngày, khó thở, thở khò khè bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám cũng như có hướng điều trị kịp thời.

Viêm phế quản gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ

Viêm phế quản gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ

2. Viêm phế quản có lây không?

Trong chất nhầy và đờm của người bệnh viêm phế quản chứa rất nhiều virus gây bệnh. Vậy viêm phế quản có lây không? Theo ý kiến từ chuyên gia, loại virus gây viêm phế quản có thể lây nhiễm rất nhanh từ người sang người. Các đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, người cao tuổi hay người có tiền sử hen suyễn càng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Viêm phế quản mãn tính không lây nhiễm nhưng nếu virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường thở sau một thời gian sẽ gây ra những triệu chứng tiêu biểu của bệnh như ho, sổ mũi, đau họng, sốt.

3. Viêm phế quản lây lan theo đường nào?

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến nhất thường gặp ở đường hô hấp. Loại virus này sẽ lây lan theo hai con đường chính sau:

  • Lây truyền từ người sang người qua các tiếp xúc: Đây là con đường lây lan phổ biến của bệnh lý hô hấp này. Nếu bạn tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách gần thì virus có thể phát tán qua hành động như ho, hắt hơi, không khí hay bắt tay.
  • Lây gián tiếp qua các vật dụng: Khi bạn dùng chung đồ cá nhân với người bị viêm phế quản sẽ có khả năng bị nhiễm virus khá cao. Virus này sẽ sống sót nhiều giờ trên đồ dùng sinh hoạt như bát đĩa, khăn mặt, đồ chơi nên có tính lây nhiễm cao.

4. Các giai đoạn bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có các giai đoạn bệnh như sau:

4.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus gây viêm phế quản của người bệnh. Thông thường, giai đoạn này người bị nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng nào của bệnh viêm phế quản.

4.2. Giai đoạn viêm hô hấp trên

Giai đoạn viêm hô hấp trên sẽ có biểu hiện phổ biến là sổ mũi, hắt hơi và đau hong. Một số người có thể sốt nhẹ, mệt mỏi và cơ thể bị đau nhức. Đây là giai đoạn mà người bệnh phát tán nhiều virus ra môi trường dễ gây lây nhiễm cho người khác.

4.3. Giai đoạn viêm phế quản cấp

Giai đoạn viêm phế quản cấp khiến cơ thể mệt mỏi và những cơn ho kéo dài. Đờm sau ho thường có màu sắc khác lạ như màu xanh hoặc màu vàng. Một số người bệnh còn bị ho ra máu đi kèm với những cơn đau nhức dữ dội sau xương ức.

4.4. Giai đoạn hồi phục

Triệu chứng sẽ giảm dần và cơ thể tự phục hồi sau khoảng 10 ngày. Với những người có sức đề kháng yếu thời gian bệnh có thể dài hơn đi kèm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Nắm rõ các triệu chứng của từng giai đoạn bệnh

Nắm rõ các triệu chứng của từng giai đoạn bệnh

5. Cách điều trị bệnh viêm phế quản tại nhà

Ngoài viêm phế quản có lây không, người bệnh còn quan tâm đến cách điều trị bệnh lý này. Người bệnh viêm phế quản tuỳ theo triệu chứng mà có thể điều trị theo phương pháp tự nhiên hoặc sử dụng thuốc. Nếu dấu hiệu không quá nặng nề, bệnh viêm phế quản có thể hồi phục nhanh chóng khi tuân thủ những quy tắc sau:

  • Uống nhiều nước, ăn các món ăn lỏng, loãng để làm lỏng chất nhầy và ấm đường thở.
  • Bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ cung cấp vitamin và khoáng chất hữu ích tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Xông hơi bằng cách tắm nước ấm hoặc sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên như gừng, chanh, vỏ bưởi, tinh dầu. Xông hơi mỗi ngày giúp làm lỏng chất nhầy và tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Súc miệng và xịt mũi bằng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng, làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Sử dụng mật ong để ngậm giảm ho, kháng khuẩn và giảm viêm họng.
  • Sử dụng các loại siro thảo mộc trị ho an toàn giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khan, ho đờm.

6. Cách phòng ngừa viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, nắm rõ cách phòng ngừa bệnh lý này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tái nhiễm hoặc bệnh lý trở nặng. Một số cách phòng ngừa bạn có thể tham khảo như sau:

  • Giữ không gian nhà cửa luôn có sự ấm áp, sạch sẽ và thoáng mát để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Dọn vệ sinh thường xuyên nơi ở, giữ chân tay sạch sẽ.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị viêm phế quản tránh trường hợp lây nhiễm virus.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay kỹ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, hạn chế rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi vừa đủ và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm phế quản có lây không. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích hỗ trợ bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý viêm phế quản và nắm rõ cách phòng ngừa, điều trị bệnh lý này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan