Quay lạiQuay lại

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

30/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng khi mang thai?
2. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
Các mũi tiêm phòng thực hiện trước khi mang thai
Viêm gan B
Sởi - quai bị - rubella
Thủy đậu
Ung thư cổ tử cung
Các mũi tiêm phòng có thể thực hiện trong thai kỳ
Cúm
Uốn ván
3. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Đối với phụ nữ lần đầu mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học thì các chị em cũng cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu gồm những mũi nào? Hãy cùng Papaya tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu (Nguồn: Canva)

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu (Nguồn: Canva)

1. Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng khi mang thai?

Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ có xu hướng giảm sút hơn so với người bình thường. Đây chính là cơ hội để các bệnh truyền nhiễm dễ dàng tấn công và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ. Không những thế, các tác nhân này còn là mối nguy hại đến sự phát triển của thai nhi khi làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sảy thai, dọa sinh non,... 

Do đó, cách tốt nhất để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh chính là chủ động tiêm phòng khi có kế hoạch mang thai. Các mũi vắc-xin giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể đề kháng với bệnh truyền nhiễm. Sự miễn dịch này còn được truyền thụ động từ mẹ sang con, giúp bảo vệ bé trong những năm tháng đầu khi mới chào đời.

Xem thêm: Phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không?

2. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Các chị em phụ nữ mang thai lần đầu nên chủ động thực hiện tiêm phòng các mũi vắc-xin sau:

Các mũi tiêm phòng thực hiện trước khi mang thai

Đối với các loại vắc-xin sống giảm độc lực (trong vắc-xin có chứa một lượng nhỏ virus sống đã được làm suy yếu nhưng vẫn đủ để kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo sự đề kháng) thì người phụ nữ cần thực hiện trước thời điểm mang thai một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp cơ thể có sự đề kháng hoàn thiện, đồng thời lượng virus có trong vắc-xin không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những mũi vắc-xin cần thực hiện trước khi mang thai lần đầu gồm:

Viêm gan B

Bệnh viêm gan B do virus HBV gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Bệnh viêm gan B có thể dẫn tới các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Do đó người mẹ cần chủ động tiêm phòng viêm gan B trước thời điểm mang thai ít nhất 7 tháng. 

Sởi - quai bị - rubella

Sởi, quai bị và rubella là ba bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan qua không khí và thường bùng phát thành các đợt dịch. Người mẹ không may mắc một trong ba bệnh trên khi đang mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ thì tỷ lệ con bị dị tật thai nhi thường rất cao. Hiện nay, các chị em phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ bằng 1 mũi vắc-xin 3 trong 1. 

Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường tiếp xúc. Nếu người mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin thủy đậu thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này khi vào mùa là rất cao. Thủy đậu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai như: trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, dị tật đầu nhỏ, bại não,... Do đó, bạn cần tiêm phòng thủy đậu đầy đủ trước thời điểm mang thai ít nhất 3 tháng để bảo vệ mẹ và bé khỏi bệnh lý này.

Ung thư cổ tử cung

Virus HPV gây ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Loại virus này có thể truyền từ mẹ sang con và gây đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung trước thời điểm mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo hiệu lực bảo vệ. 

Tiêm phòng đầy đủ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn: Canva)

Tiêm phòng đầy đủ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn: Canva)

Các mũi tiêm phòng có thể thực hiện trong thai kỳ

Đối với các loại vắc-xin bất hoạt (trong vắc-xin chứa virus hoặc mầm bệnh đã bị bất hoạt, không có khả năng gây bệnh) thì chị em phụ nữ có thể tiến hành tiêm ngay trong thai kỳ. Cụ thể gồm các loại vắc-xin phòng bệnh sau:

Cúm

Cúm là bệnh lý rất phổ biến, lây lan nhanh và thường gặp theo mùa. Virus gây cúm tương đối đa dạng, biến đổi nhanh và ngày càng khó lường. Phụ nữ mang thai mắc cúm thường dai dẳng, khó lành. Bên cạnh đó còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm từ cúm như: viêm đường hô hấp, viêm phổi,... Do đó người mẹ cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiến hành tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Loại vắc-xin này có thể tiêm khi đang mang thai.

Uốn ván

Nếu người mẹ chưa từng tiêm phòng uốn ván, hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ 3 mũi trước đó thì có thể tiêm loại vắc-xin này ngay trong thai kỳ. Vắc-xin phòng uốn ván được khuyến cáo tiêm tốt nhất vào khoảng tuần thứ 27 - 32. Nếu bạn không chắc bản thân đã tiêm uốn ván hay chưa thì nên thực hiện xét nghiệm kháng thể để xác định một cách chính xác nhất.

Tiêm phòng đầy đủ giúp bé nhận được miễn dịch thụ động trong những năm tháng đầu đời (Nguồn: Canva)

Tiêm phòng đầy đủ giúp bé nhận được miễn dịch thụ động trong những năm tháng đầu đời (Nguồn: Canva)

3. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Dưới đây là lịch tiêm phòng vắc-xin gồm số mũi tiêm và thời gian tiêm để các chị em phụ nữ có kế hoạch mang thai lần đầu tham khảo:

Lịch tiêm phòng vắc-xin gồm số mũi tiêm và thời gian tiêm

Lịch tiêm phòng vắc-xin gồm số mũi tiêm và thời gian tiêm

Trên đây là những thông tin hữu ích về các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu mà Papaya muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Việc thực hiện tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ mẹ và bé khỏi các biến chứng nguy hiểm do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Tham khảo thêm: Tiêm mũi chống băng huyết khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan