Quay lạiQuay lại

Phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không?

16/0/2023

Share

Nội dung chính

I. Phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không?
1. Ảnh hưởng đối với sức khỏe người mẹ
2. Ảnh hưởng đối với sức khỏe thai nhi
II. Những mũi vắc-xin phụ nữ nên tiêm khi có kế hoạch mang thai
III. 7 điều cần lưu ý khi đi tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, phụ nữ nên thực hiện một số mũi tiêm phòng trước khi mang thai để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên không ít bà mẹ vẫn lơ là đối với vấn đề này. Vậy phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không? Hãy cùng Papaya tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Mang thai không tiêm phòng có sao không? (Nguồn: Canva)

Mang thai không tiêm phòng có sao không? (Nguồn: Canva)

I. Phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không?

Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc bà bầu không tiêm phòng có sao không vì khi mang thai hệ thống miễn dịch của người phụ nữ yếu hơn so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm và diễn biến bệnh cũng có xu hướng nặng hơn. Cách tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này là tiêm vắc-xin trước khi mang thai. Nếu không chú trọng tiêm phòng đầy đủ, sức khỏe của mẹ và bé có thể gặp phải những ảnh hưởng như sau:

1. Ảnh hưởng đối với sức khỏe người mẹ

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, quai bị, rubella,... Đây đều là những bệnh do virus gây ra, lây truyền dễ dàng trong không khí và thường bùng phát thành dịch. Vì sức đề kháng suy yếu nên nguy cơ mắc bệnh và diễn biến bệnh ở người mẹ cũng thường nặng hơn so với người bình thường. Điều này khiến cho sức khỏe thể chất người mẹ bị giảm sút nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Thậm chí trong một số trường hợp mẹ bầu không tiêm phòng khiến thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh,...

Mặt khác, một khi mắc phải các bệnh truyền nhiễm kể trên, việc điều trị cho mẹ bầu sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Hầu hết các loại thuốc và phương pháp điều trị hiện tại đều được khuyến cáo không áp dụng cho phụ nữ mang thai, bởi chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Sức đề kháng yếu, khả năng phục hồi thấp kết hợp với những hạn chế trong việc điều trị khiến cho mẹ bầu không tiêm vắc-xin phòng bệnh phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm.

Xem thêm: Các mũi tiêm phòng trước mang thai mẹ bầu cần nắm

2. Ảnh hưởng đối với sức khỏe thai nhi

Để trả lời cho câu hỏi không tiêm phòng khi mang thai có sao không thì ngoài việc ảnh hưởng đến mẹ bầu, thì việc không tiêm phòng còn có thể ảnh hưởng đến em bé.  Lý do chính là vì sức khỏe người mẹ đóng vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Người mẹ không may mắc các bệnh truyền nhiễm vào những tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ bị sảy thai và thai lưu rất cao. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B,... thì tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển cao hơn nhiều so với người mẹ khỏe mạnh.

Trong quá trình mang thai, virus gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào thai nhi gây nhiễm bệnh tiên phát. Đứa trẻ mắc phải những bệnh lý này có tỷ lệ sống sót sau khi chào đời tương đối thấp do phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não bán cấp, viêm gan cấp, nhiễm trùng cấp,...

Mặt khác, khi người mẹ được tiêm phòng đầy đủ, đứa trẻ cũng nhận được một lượng miễn dịch thụ động trong thời gian thai kỳ. Khả năng miễn dịch này có thể kéo dài đến những năm tháng đầu khi mới chào đời, giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm kể trên.

Thai nhi thường gặp nhiều bất lợi nếu người mẹ không được tiêm phòng đầy đủ (Nguồn: Canva)

Thai nhi thường gặp nhiều bất lợi nếu người mẹ không được tiêm phòng đầy đủ (Nguồn: Canva)

II. Những mũi vắc-xin phụ nữ nên tiêm khi có kế hoạch mang thai

Chị em phụ nữ có thể tham khảo những mũi vắc-xin và thời điểm tốt nhất để tiêm thông qua bảng dưới đây:

Loại vắc-xinThời điểm tiêmSố mũi
Phòng sởi - quai bị -rubella (vắc-xin 3 trong 1)Ít nhất 3 tháng trước khi mang thai2 mũi 
Phòng viêm gan BÍt nhất 7 tháng trước khi mang thai3 mũi 
Phòng bạch hầu - ho gà - uốn vánCó thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ (từ tuần 27 đến tuần 36 thai kỳ)1 mũi
Phòng thủy đậuÍt nhất 3 tháng trước khi mang thai2 mũi 
Phòng cúmCó thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ1 mũi
Phòng viêm não Nhật BảnÍt nhất 1 tháng trước khi mang thai3 mũi 
Phòng phế cầu khuẩnÍt nhất 1 tháng trước khi mang thai1 mũi
Phòng HPV (phòng ung thư cổ tử cung)Ít nhất 1 tháng trước khi mang thai3 mũi 

III. 7 điều cần lưu ý khi đi tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Khi đi tiêm phòng trước và trong thai kỳ, người phụ nữ cần lưu ý những điểm sau:

  • Nắm rõ thời điểm thích hợp cần tiêm phòng và tuân thủ lịch tiêm của từng loại vắc-xin.
  • Giữ sức khỏe tốt, nếu đang mắc bệnh hoặc có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu,... thì không nên tiêm vắc-xin.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vắc-xin nào trước đó.
  • Đảm bảo không mang thai khi tiêm các loại vắc-xin sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B, thủy đậu,...
  • Cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ sau khi tiêm để đề phòng trường hợp phản ứng với vắc-xin. 
  • Các biểu hiện tại chỗ như sưng, nóng, đỏ ở vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ có thể xảy ra. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.
  • Mẹ bầu chú ý hãy khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ và và kịp thời phát hiện những bất thường.
Lưu ý khi tiêm phòng trước và trong thai kỳ (Nguồn: Canva)

Lưu ý khi tiêm phòng trước và trong thai kỳ (Nguồn: Canva)

Hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích mà Papaya cung cấp đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Phụ nữ mang thai không tiêm phòng có sao không?”. Đây là việc làm cần thiết giúp bảo vệ bạn và con khỏi những biến chứng nguy hiểm mà bệnh truyền nhiễm gây ra. Việc tiêm phòng nên được chủ động thực hiện trước thời điểm mang thai một khoảng thời gian nhất định để cơ thể kịp sản sinh ra kháng thể mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo thêm: Chị em phụ nữ có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai?

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan