Quay lạiQuay lại

Chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội cho người lao động

15/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội
2. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Đối tượng hưởng chế độ ốm đau
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
3. Quyền lợi của chế độ ốm đau
Khi bản thân người lao động ốm đau
Khi con của người lao động ốm đau
Mức hưởng chế độ ốm đau
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Sức khỏe luôn là thứ quý giá và được quan tâm nhất. Nhưng sức khỏe chúng ta không phải lúc nào cũng được như mong muốn. Vậy khi ốm đau thì người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi nào? Chế độ ốm đau có tính ngày lễ, tết hay không? Trong bài viết này, Papaya sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về chế độ ốm đau của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Chế độ ốm đau có tính ngày lễ, tết hay không?

Chế độ ốm đau có tính ngày lễ, tết hay không?

1. Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội

Chế độ ốm đau là quyền lợi cơ bản và được đề cập đầu tiên trong nhóm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là một chính sách an sinh xã hội của nhà nước mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Nếu như bảo hiểm y tế giúp người tham gia giảm gánh nặng về các chi phí khám chữa bệnh, thì chế độ ốm đau giúp cho người lao động đảm bảo thu nhập trong những ngày tạm ngưng công việc vì lý do sức khỏe phải nghỉ ngơi, điều trị.

Đối người người tham gia bảo hiểm xã hội, việc đảm bảo thu nhập khi ốm đau giúp họ yên tâm phần nào. Không có gánh nặng về kinh tế, tâm lý người ốm sẽ thoải mái, không còn lo lặng thì sẽ tập trung được vào việc nghỉ ngơi và điều trị bệnh lý. Lúc này, họ cần thử thái về mặt tâm lý để đẩy lùi bệnh tật, ốm đau nhằm tái tạo sức lao động sau thời gian lao động mệt nhọc.

Đối với người quản lý lao động, việc chăm lo đời sống và sức khỏe của người lao động - những người đã dành rất nhiều công sức, thời gian, tâm huyết trong công việc là rất cần thiết. Đây chính là sự động viên, quan tâm, giúp đỡ họ trong lúc ốm đau. Đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp, thuận theo lời dạy của cha ông ta “Làm khi lành, để dành khi đau”.

Chế độ ốm đau là quyền lợi cơ bản và được đề cập đầu tiên trong nhóm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Chế độ ốm đau là quyền lợi cơ bản và được đề cập đầu tiên trong nhóm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

2. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Mỗi quyền lợi được chi trả quyền lợi trong bảo hiểm xã hội nói riêng và các loại hình bảo hiểm nói chung, luôn quy định rõ ràng về đối tượng và điều kiện được hưởng. Đối với bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau được quy định như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Để hưởng chế độ ốm đau, điều đầu tiên phải là người có tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

*Đối tượng hưởng chế độ ốm đau này được quy định tại điều 24 luật bảo hiểm xã hội

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Người đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau là một trong những đối tượng hưởng chế độ nêu trên và bị ốm đau, tai nạn (nhưng không phải là tai nạn lao động)  phải nghỉ việc để điều trị và trường hợp nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi bị ốm. Và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Các trường hợp ốm đau, tai nạn do tự ý hủy hoại sức khỏe; Do say rượu hoặc sử dụng ma túy,  tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.

3. Quyền lợi của chế độ ốm đau

Hiểu đúng, hiểu đủ về quyền lợi chế độ ốm đau là điều cần thiết. Rất nhiều người có thắc mắc là khi nghỉ chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?  Khi có đầy đủ kiến thức trong lĩnh vực này, bạn không những nắm được quyền lợi cho bản thân, mà còn hỗ trợ được cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ không nhé.

Chế độ ốm đau của người tham gia bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào thời gian người đó tham gia bảo hiểm xã hội, đặc thù công việc mà người đó phụ trách. Cụ thể như sau:

Khi bản thân người lao động ốm đau

Với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đã tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày trong mỗi năm. Nếu đã tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 40 ngày và nếu tham gia từ đủ 30 năm trở lên thì được hưởng 60 ngày.

Với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục được ban hành hoặc nơi làm việc có phụ cấp khu vực từ hệ số 0.7 và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được hưởng chế độ ốm đau 40 ngày trong mỗi năm; Nếu tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 50 ngày; Nếu đã tham gia từ đủ 30 năm thì hưởng 70 ngày trong chế độ ốm đau.

Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau ở trên tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mắc các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y Tế ban hành thì được hưởng tối đa 180 ngày (tính cả ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần) trong chế độ ốm đau. Nếu hết 180 ngày theo chế độ mà vẫn cần phải điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn và tổng số ngày không vượt quá tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, số ngày nghỉ 

Một lưu ý đặc biệt là số thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau là thời gian điều trị theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Việc chế độ ốm đau có tính ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần hay không còn phụ thuộc vào tình huống nghỉ chế độ như đã nêu ở trên.

Khi con của người lao động ốm đau

Đối cha mẹ là người có tham gia bảo hiểm xã hội đang nuôi con nhỏ dưới 7 tuổi thì được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc chăm con ốm, cụ thể: Nếu con dưới 3 tuổi thì được nghỉ tối đa 20 ngày; Nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì được nghỉ tối đa 15 ngày để chăm con. Số ngày được nghỉ là số ngày được xác nhận bởi cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền. Đối với trường hợp này, số ngày được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ tết, nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng tuần.

Cha mẹ được nghỉ nhiều nhất 20 ngày khi con ốm đau

Cha mẹ được nghỉ nhiều nhất 20 ngày khi con ốm đau

Mức hưởng chế độ ốm đau

Người lao động khi nghỉ việc theo chế độ ốm đau, được hưởng mức hỗ trợ bằng 75% mức tiền lương tham gia bảo hiểm của tháng liền kề trước đó. Với trường hợp người mới tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người tham gia lại sau thời gian ngưng đóng, mà hưởng chế độ ốm đau ngay tháng đầu tiên thì mức lương bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Mức trợ cấp ốm đau 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày.

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Trong trường hợp người lao động sau khi hưởng chế độ ốm đau nhưng sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa là 10 ngày trong năm. Cụ thể:

  • Tối đa 10 ngày đối với người chưa phục hồi sức khỏe do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
  • Tối đa 7 ngày đối với người chưa phục hồi sức khỏe do phẫu thuật;
  • Tối đa 5 ngày đối với trường hợp khác.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ hàng tuần. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% mức lương cơ sở tính cho 1 ngày nghỉ.

Bài viết của Papaya đã giúp bạn phân biệt được chế độ ốm đau có tính ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần chưa? Nếu đã nắm rõ quyền lợi của chế độ ốm đau, thì hãy bấm like bài viết để Papaya được biết nhé. Cảm ơn và chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan