Quay lạiQuay lại

Quyền lợi chế độ thai sản khi sinh đôi của lao động nữ

14/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào?
2. Sinh đôi được bao nhiêu tiền thai sản?
2.1. Quy định về mức tiền bảo hiểm thai sản
2.2. Ví dụ minh hoạ về cách tính tiền bảo hiểm thai sản
3. Chế độ thai sản sinh đôi được nghỉ bao lâu?
3.1. Thời gian khám thai
3.2. Thời gian nghỉ trong và sau sinh đôi
4. Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ thai sản sinh đôi

Chế độ thai sản sinh đôi là một trong những mối quan tâm của các lao động nữ khi đang mang thai đôi. Cùng tìm hiểu chi tiết sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào, cách tính tiền bảo hiểm thai sản, thời gian nghỉ thai sản sinh đôi bao lâu trong bài viết dưới đây.

Chế độ thai sản sinh đôi đảm bảo quyền lợi về sức khỏe

Chế độ thai sản sinh đôi đảm bảo quyền lợi về sức khỏe

1. Sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào là một trong những câu hỏi đáng quan tâm của các chị em phụ nữ sau sinh. Nhìn chung, chế độ thai sản sẽ bao gồm thời gian nghỉ việc khám thai, nghỉ dưỡng sau sinh và mức phí bảo hiểm thai sản.

Chế độ thai sản sinh đôi sẽ có sự khác biệt so với hình thức thai sản sinh một. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo hưởng được quyền lợi bảo hiểm tốt nhất cho bản thân. Ngoài ra, bạn sẽ phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan theo đúng quy định của bộ Luật bảo hiểm để có thể nhận được số tiền bảo hiểm nhanh chóng nhất.

2. Sinh đôi được bao nhiêu tiền thai sản?

Cùng tìm hiểu chi tiết về quy định mức tiền của bảo hiểm thai sản và ví dụ minh hoạ ngay sau đây.

2.1. Quy định về mức tiền bảo hiểm thai sản

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội điều 39, người lao động nữ được mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo đúng quy định thuộc điều 32, 33, 34 của bộ luật này. Cụ thể mức bảo hiểm thai sản được tính như sau:

  • Mức bảo hiểm thai sản một tháng bằng 100% tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. 
  • Nếu người lao động chưa đóng đủ 6 tháng thì chế độ bảo hiểm sẽ tuân thủ theo Điều 32, 33 thuộc khoản 2, 4, 5.
  • Mức hưởng một ngày với các trường hợp theo quy định tại Điều 32, Điều 34 của luật Bảo hiểm xã hội được tính theo đúng mức hưởng chế độ thai sản sản chia 24 ngày.
  • Mức hưởng chế độ khi sinh con , nhận con nuôi được tính theo quy định ở điểm a, khoản 1 Điều 39.

2.2. Ví dụ minh hoạ về cách tính tiền bảo hiểm thai sản

Để hiểu rõ hơn về sinh đôi được bao nhiêu tiền thai sản, bạn có thể tham khảo công thức tính sau:

Mức tiền chế độ thai sản ­= 100% bình quân tiền lương 6 tháng trước nghỉ sinh x số tháng nghỉ sinh con

Với trường hợp sinh đôi, người lao động nữ được nghỉ 7 tháng và hưởng trợ cấp 1 lần. Theo căn cứ mức lương cơ sở mới nhất là 1.490.000 đồng, số tiền bảo hiểm thai sản lao động nữ nhận được khi sinh đôi là 1.490.000 x 4 = 5.960.000 đồng.

Tìm hiểu kỹ về mức hưởng chế độ thai sản sinh đôi

Tìm hiểu kỹ về mức hưởng chế độ thai sản sinh đôi

3. Chế độ thai sản sinh đôi được nghỉ bao lâu?

Lao động nữ có chế độ thai sản khi sinh đôi với thời gian nghỉ để khám thai, dưỡng sức sau sinh cụ thể như sau:

3.1. Thời gian khám thai

Căn cứ vào Điều 32, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần trong thai kỳ. Trong trường hợp người mang thai có bệnh lý hay thai yếu có thể được nghỉ hai ngày mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc có lương theo chế độ thai sản được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ, lễ Tết.

Lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần trong thai kỳ

Lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần trong thai kỳ

3.2. Thời gian nghỉ trong và sau sinh đôi

Căn cứ khoản 1 Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ được nghỉ 6 tháng bao gồm thời gian trước và sau sinh con. Với chế độ thai sản sinh đôi, tính từ con thứ hai trở đi mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.

Vì vậy, lao động nữ sinh hai con sẽ được nghỉ tổng 7 tháng để chăm sóc cho con. Tuy nhiên, thời gian nghỉ dưỡng thai sản của lao động nữ trước sinh không được quá 2 tháng.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ thai sản sinh đôi

Để hưởng chế độ thai sản sinh đôi, theo điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ như sau:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.
  • Bản sao giấy chứng tỏ trong trường hợp con mất khi sinh ra, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ mất khi sinh con.
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh về tình trạng mẹ sau sinh trong trường hợp mẹ không đủ sức khỏe chăm con.
  • Trích sao của hồ sơ bệnh án, giấy ra viện của mẹ trong trường hợp con mất khi chưa được cấp giấy chứng sinh.
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc người mẹ phải nghỉ việc dưỡng thai.

Trong trường hợp người lao động nữ khám thai, hút thai, sảy thai hay phá thai cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội với trường hợp ngoại trú, giấy ra viện nếu điều trị nội trú. Ngoài ra, lao động nam muốn nghỉ việc khi vợ sinh con cần có giấy chứng sinh hoặc bản sao khai sinh của con kèm giấy xác nhận của cơ sở y tế.

Bài viết trên là những chia sẻ về chế độ thai sản sinh đôi bao gồm những quyền lợi,thời gian và cách tính tiền thai sản. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về những quyền lợi thai sản được hưởng và chủ động trong việc áp dụng bảo hiểm sau sinh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan