Quay lạiQuay lại

Giấy siêu âm sảy thai và các phương pháp chẩn đoán sảy thai khác

28/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Tổng quan về các trường hợp sảy thai thường gặp
2. Giấy siêu âm sảy thai - căn cứ quan trọng trong chẩn đoán sảy thai tự nhiên
3. Các phương pháp chẩn đoán sảy thai khác
Xét nghiệm máu 
Lập nhiễm sắc thể đồ

Giấy siêu âm sảy thai là căn cứ quan trọng để kết luận trong trường hợp sảy thai tự nhiên. Ngoài siêu âm, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp chẩn đoán sảy thai khác như xét nghiệm máu, làm nhiễm sắc thể đồ,... Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán sảy thai phổ biến thông qua bài viết dưới đây của Papaya các bạn nhé!

Giấy siêu âm sảy thai và các cách chẩn đoán sảy thai khác

Giấy siêu âm sảy thai và các cách chẩn đoán sảy thai khác

1. Tổng quan về các trường hợp sảy thai thường gặp

Sảy thai được định nghĩa là hiện tượng thai nhi bị đưa ra ngoài trước khi phát triển hoàn thiện và có khả năng tồn tại độc lập. Hầu hết các ca sảy thai diễn ra khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi. Trong đó 80% xảy ra ở 3 tháng đầu, được gọi là sảy thai sớm. 20% còn lại xảy ra ở 3 tháng giữa, được gọi là sảy thai muộn.

Sảy thai được phân thành 2 loại chính như sau:

- Sảy thai tự nhiên: là trường hợp bị sảy thai đột ngột ở người có thai bình thường. Sảy thai tự nhiên trải qua hai giai đoạn là dọa sảy thai và sảy thai thực sự. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, người ta phân loại sảy thai tự nhiên thành các trường hợp sau:

  • Sảy thai khó tránh: Người mẹ bị rỉ ối, vỡ ối, cổ tử cung hở ngoài.
  • Sảy thai không trọn: Bị sảy thai nhưng một phần nhau hoặc phôi thai vẫn còn nằm trong tử cung.
  • Sảy thai nhiễm trùng: Người mẹ bị ra máu âm đạo kéo dài cùng các triệu chứng nhiễm khuẩn như sốt, mạch đập nhanh, bạch cầu tăng,... Đây là trường hợp nguy hiểm nhất cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời

- Sảy thai liên tiếp: là trường hợp người mẹ bị sảy thai tự nhiên từ 3 lần liên tiếp trở lên. Sảy thai liên tiếp thường xuất phát từ nguyên nhân bất thường trong cấu trúc tử cung hoặc nhiễm sắc thể.

Giấy siêu âm sảy thai thường được sử dụng trong việc chẩn đoán sảy thai tự nhiên. Đối với trường hợp sảy thai liên tiếp, bác sĩ cần thực hiện phối hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng khác nhau để tìm ra được nguyên nhân thực sự.

2. Giấy siêu âm sảy thai - căn cứ quan trọng trong chẩn đoán sảy thai tự nhiên

Siêu âm là phương pháp đầu tay được chỉ định trong việc thăm khám và chẩn đoán sức khỏe thai nhi, kể cả trong trường hợp nghi ngờ sảy thai. Bản chất của siêu âm là dùng sóng âm để thăm dò hình dạng của thai nhi, từ đó đưa ra chẩn đoán và kết luận.

Siêu âm thai nhi gồm các phương pháp phổ biến sau:

- Siêu âm đầu dò: Sử dụng một đầu dò qua đường âm đạo để thu được hình ảnh thai nhi. Đây là biện pháp thường dùng trong những tháng đầu thai kỳ hoặc khi muốn kiểm tra cấu trúc tử cung có bất thường hay không.

- Siêu âm 2D: Sử dụng đầu dò qua thành bụng để thu được hình ảnh thai nhi hai chiều.

- Siêu âm 3D, 4D: Sử dụng đầu dò qua thành bụng và phần mềm chuyên dụng để mô phỏng hình ảnh 3D, 4D của thai nhi.

- Siêu âm doppler màu: sử dụng kỹ thuật đo dòng chuyển động máu trong mạch, thường dùng ở những tháng cuối thai kỳ.

Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết luận. Trong trường hợp bị sảy thai, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân và đưa ra giấy siêu âm có hiệu lực như giấy xác nhận sảy thai.

Các phương pháp siêu âm thường gặp

Các phương pháp siêu âm thường gặp

3. Các phương pháp chẩn đoán sảy thai khác

Trong trường hợp người mẹ bị sảy thai liên tiếp, tỷ lệ tiếp tục sảy thai hoặc sinh non ở lần mang thai tiếp theo là rất cao. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng này, từ đó có cách phòng tránh và hạn chế rủi ro. 

Các phương pháp chẩn đoán sảy thai ngoài siêu âm gồm:

Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến thứ hai, đứng sau siêu âm trong việc chẩn đoán sức khỏe thai nhi, bao gồm cả chẩn đoán sảy thai. Các loại xét nghiệm máu thường gặp gồm:

- Xét nghiệm beta-HCG: Beta-HCG là một loại hormone được cơ thể tiết ra khi mang thai. Việc xét nghiệm chỉ số Beta-HCG giúp nhận diện được sự có mặt và theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Chỉ số Beta-HCG bất thường có thể là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán tình trạng sảy thai.

- Xét nghiệm máu định lượng progesterone: Progesterone là hormone sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thai kỳ. Việc định lượng nồng độ progesterone trong 10 tuần đầu của thai kỳ giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

- Xét nghiệm bất đồng nhóm máu: Nếu người mẹ mang nhóm máu Rh (-), con mang nhóm máu Rh (+) sẽ dẫn tới việc hình thành kháng thể, chống lại sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp ở phụ nữ.

Lập nhiễm sắc thể đồ

Những bất thường trong cấu trúc bộ gen của bố hoặc mẹ là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng sảy thai liên tiếp. Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm nhiễm sắc thể đồ của bào thai sau khi bị đưa ra ngoài để xác định rõ hơn nguyên nhân.

Nhiễm sắc thể đồ là một phương pháp hiện đại, giúp nhận biết những bất thường về số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể. Các phương pháp cụ thể trong liệu pháp này gồm: xét nghiệm gen, xét nghiệm gen liên quan đến sảy thai, xét nghiệm gen tăng đông máu gây nguy cơ sảy thai và thai lưu ở người mẹ,...

Các phương pháp chẩn đoán sảy thai hiện đại đang được áp dụng

Các phương pháp chẩn đoán sảy thai hiện đại đang được áp dụng

Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích mà Papaya cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy siêu âm sảy thai cũng như các phương pháp chẩn đoán sảy thai hiện đại khác đang được áp dụng. Việc xác định đúng nguyên nhân sảy thai giúp người mẹ hạn chế và phòng tránh rủi ro trong những lần mang thai tiếp theo.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan