Quay lạiQuay lại

Tại sao khâu eo tử cung vẫn sinh non và những lời khuyên

12/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Tại sao khâu eo tử cung vẫn sinh non?
2. Những trường hợp được khuyên nên khâu eo cổ tử cung.
3. Phương pháp khâu eo cổ tử cung
3.1 Khâu cổ tử cung qua ngã âm đạo
3.2 Khâu cổ tử cung qua ngã bụng
4. Liệu khâu eo cổ tử cung có an toàn không?

Chín tháng mười ngày là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng là khoảng thời gian khiến các mẹ lo lắng nhất. Khi không may mẹ bầu có dấu hiệu sinh sớm nhưng thai nhi chưa đủ tuần sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, phương pháp khâu vòng cổ tử cung đưa ra để ngăn ngừa nguy cơ em bé chào đời sớm. Tuy vậy, nhưng vẫn có những trường hợp khâu eo tử cung vẫn sinh non. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ ràng cho các mẹ về vấn đề này.

Khâu eo cổ tử cung là thủ thuật sử dụng để phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non

Khâu eo cổ tử cung là thủ thuật sử dụng để phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non

1. Tại sao khâu eo tử cung vẫn sinh non?

Khâu eo cổ tử cung là thủ thuật sử dụng để phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non. Phương pháp này có tác dụng giúp tử cung bền chắc hơn và không mở dãn quá sớm. Từ đó, giúp cho thai nhi được giữ lâu, tạo điều kiện cho bé trong bụng được phát triển tới 37 tuần. 

Phương pháp khâu eo cổ tử cung thường được chỉ định thực hiện vào tuần 12 đến 24 của thai kỳ. Hiện nay thì thủ thuật này còn khá mới mẻ, chưa được nhiều mẹ bầu biết tới. Khi phụ nữ mang thai, áp lực của túi ối và thai nhi trong tử cung rất lớn. Nếu như eo cổ tử cung giãn nở nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.  Và trong trường hợp này thì khâu cổ tử cung chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tuy nhiên, có những trường hợp khâu eo tử cung vẫn sinh non mặc dù đã thực hiện đúng kỹ thuật. Vì vậy, các mẹ bầu sau khi thực hiện thủ thuật này vẫn nên lưu ý tới lời dặn dò của bác sĩ. Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ để theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

2. Những trường hợp được khuyên nên khâu eo cổ tử cung.

Thông thường, khâu eo tử cung được áp dụng cho những sản phụ được chẩn đoán hở eo tử cung. Một số trường hợp được bác sĩ chỉ chỉ định như:

  • Thai phụ có tiền sử trước đó từng khâu eo cổ tử cung.
  • Sản phụ được chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm là hở eo cổ tử cung.
  • Phụ nữ mang đa thai, song thai với chiều dài cổ tử cung dưới 25mm từ tuần thứ 24.
  • Mẹ bầu bị sảy thai từ 2 lần trở lên nhưng chưa tìm được nguyên nhân chính xác trước đó.
  • Đã từng bị sảy thai do nguyên nhân hở eo. Hoặc phụ nữ bị sảy thai ở 3 tháng giữa thai kỳ mà không có dấu hiệu báo trước. 

Thời điểm khâu eo tử cung thường được thực hiện từ tuần thứ 12 đến trước tuần 24. Hầu hết những trường hợp sản phụ bị sảy thai đều trong 3 tháng đầu tiên. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải đi xét nghiệm và siêu âm thật kỹ càng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Từ đó, đưa ra phương pháp phù hợp trước khi thực hiện thủ thuật khâu.

Bên cạnh đó, khâu eo cổ tử cung sẽ không được thực hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi giai đoạn này, bé có sinh sớm thì vẫn có đủ khả năng nuôi sống. Nếu tiến hành ở thời gian này cũng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng như vỡ màng ối, nhiễm trùng, rách cổ tử cung,... Do vậy, để tránh trường hợp khâu eo tử cung vẫn sinh non thì thời điểm thích hợp nhất là từ tuần thứ 12 đến trước tuần thứ 24.

Khâu eo cổ tử cung sẽ không được thực hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ

Khâu eo cổ tử cung sẽ không được thực hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ

3. Phương pháp khâu eo cổ tử cung

Khâu eo cổ tử cung có đau không? Đây cũng là một vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi thực hiện thủ thuật khâu eo sẽ gây cảm giác khó chịu cho thai phụ. Ngoài ra, phương pháp khâu eo cổ tử cung có thể được thực hiện qua ngã bụng. Điều này sẽ gây đau nhiều hơn cho sản phụ vì phải rạch bụng. 

3.1 Khâu cổ tử cung qua ngã âm đạo

Hiện nay, có 2 phương pháp khâu eo cổ tử cung qua ngã âm đạo đó là Mc Donald và Shirodkar. Hai thủ thuật này được hiểu chi tiết như sau:

  • Phương pháp Mcdonald: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một loại kim không tan để khâu. Sau đó, dùng kim khâu các mũi  xung quanh cổ tử cung. Cuối cùng, sợi chỉ sẽ được thắt chặt lại nhằm đóng cổ tử cung lại.
  • Phương Pháp Shirodkar: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở gần lỗ mở cổ tử cung, nơi giáp với nhu mô âm đạo. Sau đó, dùng kim luồn và khâu quanh cổ tử cung. 

3.2 Khâu cổ tử cung qua ngã bụng

Đối với phương pháp khâu cổ tử cung qua ngã bụng, bác sĩ phải rạch tại bụng của thai phụ. Sau đó, sử dụng chỉ khâu luồn ở mức ngang cổ trong cổ tử cung và buộc cho cổ tử cung đóng lại. Tiếp theo, sẽ đặt tử cung lại vị trí và khâu vết mổ lại. Ngoài ra, thủ thuật khâu eo tử cung còn được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi.

4. Liệu khâu eo cổ tử cung có an toàn không?

Khâu eo cổ tử cung là thủ thuật an toàn và rất ít để lại biến chứng. Những biến chứng khâu eo chỉ ảnh hưởng khoảng 6% những trường hợp thực hiện của sản phụ. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống sau khi khâu eo tử cung vẫn sinh non. Bên cạnh đó, tần suất biến chứng gặp cao hơn  ở các thai phụ có thai nhi lớn và dấu hiệu giãn nở cổ tử cung trước khi khâu. Một số biến chứng phổ biến như:

  • Vỡ màng ối và nhiễm trùng màng ối.
  • Rách cổ tử cung hoặc khi thực hiện may chỉ sai chỗ.
  • Tổn thương vùng cổ tử cung. Ngoài ra, nếu dùng thủ thuật thì có thể xảy ra tình trạng khó đẻ.

Tóm lại, vẫn có thể xảy ra rủi ro khâu eo tử cung vẫn sinh non hoặc để lại một số biến chứng. Tuy nhiên, đây là phương pháp an toàn giúp ngăn ngừa sinh non ở những sản phụ. Khi thực hiện thủ thuật này, các mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của bản thân. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như chảy máu âm đạo, cơn gò tử cung, sốt,... thì cần đến cơ sở y tế ngay. Từ đó có thể được thăm khám kịp thời và tránh để tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan