Quay lạiQuay lại

Phụ nữ không may bị sảy thai có ảnh hưởng gì không?

30/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Sảy thai là gì?
2. Những nguyên nhân nào gây sảy thai?
3. Phụ nữ không may bị sảy thai có ảnh hưởng gì không?
Xuất huyết âm đạo
Đau bụng, đau lưng sau sảy thai
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Tinh thần suy sụp

Sau sảy thai là khoảng thời gian khó khăn đối với tất cả các cặp vợ chồng. Bên cạnh việc trải qua nỗi mất mát lớn, nhiều người còn lo lắng bởi những vấn đề về sức khỏe mà sản phụ có thể gặp phải. Vậy sảy thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Papaya tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Sảy thai có ảnh hưởng gì không? (Nguồn: Canva)

Sảy thai có ảnh hưởng gì không? (Nguồn: Canva)

1. Sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng bào thai bị tống ra ngoài và chấm dứt thai kỳ trước thời điểm đứa trẻ có thể sống độc lập với cơ thể người mẹ, ngay cả khi có sự hỗ trợ của kỹ thuật y tế. 

Đại đa số các trường hợp sảy thai đều diễn ra trước tuần thứ 22. Trong đó, có 85% số ca xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ và 25% còn lại xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ. Thời điểm sảy thai cũng đóng vai trò quyết định đến các vấn đề sức khỏe mà người mẹ phải đối mặt. Cụ thể, bị sảy thai khi tuổi thai càng lớn, người phụ nữ càng dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

2. Những nguyên nhân nào gây sảy thai?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sảy thai ở người phụ nữ, trong đó phổ biến nhất gồm những nhóm nguyên nhân sau:

- Có bất thường ở nhiễm sắc thể khiến phôi thai không thể tiếp tục phát triển 

- Có bất thường về cấu tạo hoặc chức năng của tử cung người mẹ

- Người mẹ mang thai khi ngoài 35 tuổi

- Người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe như: bị rối loạn miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính, bị rối loạn hormone,...

- Người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, rubella,... trong thời gian mang thai

3. Phụ nữ không may bị sảy thai có ảnh hưởng gì không?

Tùy theo thời điểm sảy thai mà các ảnh hưởng do hiện tượng này gây ra đối với sức khỏe người mẹ sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, người mẹ bị sảy thai ở giai đoạn sớm thì sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Các triệu chứng trong và sau khi sảy thai chỉ giống như một kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Người mẹ có khả năng hồi phục nhanh và ít gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên khi tuổi thai càng lớn, nhất là khi thai đã bám chắc vào tử cung thì việc sảy thai có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ. Cụ thể như sau:

Xuất huyết âm đạo

Tình trạng này có thể bắt đầu bằng những đốm máu hồng nhạt xuất hiện trong dịch âm đạo, sau đó dần chuyển sang sẫm màu kèm theo các cục máu đông nhỏ. Khi tử cung giãn nở, lượng máu có thể chảy nhiều và ồ ạt hơn.

Xuất huyết âm đạo thường kéo dài từ 1 - 2 tuần sau đó giảm dần. Nhưng nếu kích thước vết thương lớn hoặc còn sót nhau trong tử cung thì tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng. Điều này khiến người phụ nữ mất nhiều máu gây thiếu máu, từ đó có những biểu hiện như: thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt xanh xao, mệt mỏi nhiều,...

Một biến chứng nguy hiểm khác của xuất huyết âm đạo khi sảy thai là hiện tượng băng huyết. Đây là tình trạng người mẹ bị chảy một lượng máu lớn và liên tục, ước tính trên 500 ml trong vòng 24 giờ sau sảy thai. Điều này gây giảm thể tích máu đột ngột, các mô trong cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng do lượng hồng cầu giảm sâu. Do đó, băng huyết có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

Xuất huyết âm đạo kéo dài sau sảy thai gây nên tình trạng thiếu máu (Nguồn: Canva)

Xuất huyết âm đạo kéo dài sau sảy thai gây nên tình trạng thiếu máu (Nguồn: Canva)

Đau bụng, đau lưng sau sảy thai

Tử cung người phụ nữ có phản xạ co bóp để tống bào thai và các sản dịch còn sót lại ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân gây nên các cơn đau bụng dưới trong và sau khi sảy thai. 

Thai càng lớn, cường độ co bóp tử cung càng cao khiến cho mức độ đau tăng lên. Cơn đau quặn bụng có xu hướng lan tỏa sang cả vùng lưng gây nên tình trạng đau bụng, lau lưng sau sảy thai ở phụ nữ. Bạn nên cảnh giác nếu các cơn đau bụng trở nên dữ dội và kéo dài bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung hay sót nhau trong tử cung.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau lưng, đau bụng sau sảy thai

Nguy cơ nhiễm trùng cao

Môi trường âm đạo ẩm ướt kết hợp với sức đề kháng suy giảm là các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Điều này khiến người phụ nữ rất dễ bị nhiễm trùng sau sảy thai.

Nhiễm trùng có thể bắt đầu từ tử cung sau đó biến chứng sang các hệ thống và cơ quan khác. Nguy hiểm nhất phải kể đến nhiễm trùng máu. Trong trường hợp này người phụ nữ cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Một số yếu tố khác có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng mà người mẹ cần cẩn trọng như:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Quan hệ tình dục sớm sau khi sảy thai
  • Thực hiện các thủ thuật nạo, hút phần thai bị sót tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng

Tinh thần suy sụp

Việc buồn bã, thất vọng hay suy sụp khi bị sảy thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu người mẹ mãi chìm đắm trong hố sâu tâm lý này mà không được sẻ chia, giải tỏa thì rất dễ dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. 

Để vực lại tâm lý sau sảy thai, gia đình và người thân nên thường xuyên gần gũi để động viên, chia sẻ nỗi mất mát với người mẹ. Bản thân các chị em phụ nữ cũng nên cố gắng điều chỉnh tâm lý bằng cách suy nghĩ tích cực hơn. Một số liệu pháp như thiền, yoga, trò chuyện với mọi người,... có thể phần nào giúp bạn giải tỏa phiền muộn, căng thẳng.

Sau sảy thai người mẹ thường có tâm trạng buồn bã, suy sụp  (Nguồn: Canva)

Sau sảy thai người mẹ thường có tâm trạng buồn bã, suy sụp (Nguồn: Canva)

Hy vọng rằng, bài chia sẻ hữu ích của Papaya đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Phụ nữ bị sảy thai có ảnh hưởng gì không?” Việc hiểu rõ những kiến thức này giúp người phụ nữ có kế hoạch hồi phục sức khỏe sau sảy thai hợp lý, từ đó tạo nền tảng sức khỏe tốt hơn cho những lần mang thai tiếp theo.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan