Quay lạiQuay lại

Bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 03 sai lầm khiến bệnh nặng hơn

13/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
1. Vệ sinh mắt, mũi, họng mỗi ngày
2. Hãy uống nhiều nước
3. Cẩn thận theo dõi tình trạng người bệnh
4. Chú ý về quần áo và vệ sinh cơ thể
5. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc
6. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
II. Sốt xuất huyết bao lâu thì hết?
1. Thời gian ủ bệnh
2. Giai đoạn bắt đầu sốt
3. Giai đoạn nguy hiểm nhất
4. Giai đoạn phục hồi sau bệnh
III. Những sai lầm thường khiến sốt xuất huyết lâu hết
1. Chủ quan không đi khám bệnh
2. Ngưng sốt là hết bệnh sốt xuất huyết?
3. Sốt xuất huyết chỉ mắc 1 lần trong đời?

Khi thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay sẽ tạo cơ hội cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát một cách nhanh chóng. Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như sốt cao, cơ thể uể oải và cảm giác chán ăn. Vậy người không may mắc bệnh sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về sốt xuất huyết nhằm giúp cho bệnh tình của bạn và gia đình tiến triển tốt hơn nhé!

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra hằng năm - Nguồn ảnh: Canva

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra hằng năm - Nguồn ảnh: Canva

I. Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Khi mắc bệnh, dù đã nhận được sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ điều trị, song vẫn còn rất nhiều người lo lắng không biết khi bị bệnh sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi và quay lại với cuộc sống hằng ngày, cụ thể là:

1. Vệ sinh mắt, mũi, họng mỗi ngày

Bạn nên vệ sinh mắt, mũi, họng mỗi ngày với dung dịch nước muối sinh lý 9%. Các biện pháp vệ sinh mũi, miệng, mắt, họng bằng dung dịch thông thường như nước muối sinh lý, nhìn chung không phải là biện pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm đặc hiệu. Tuy nhiên, chúng ta  nên áp dụng cách làm này để giữ gìn mũi, họng mau chóng trở lại tình trạng khỏe mạnh nhất.

2. Hãy uống nhiều nước

Trong thời gian bệnh bạn nên sử dụng các loại đồ uống như nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Nếu mỗi ngày uống khoảng 2-2,5 lít nước không chỉ hỗ trợ làm giảm các cơn đau do amidan gây ra mà còn giúp loại bỏ các vi khuẩn, cung cấp các khoáng chất có lợi cho cơ thể chúng ta.

3. Cẩn thận theo dõi tình trạng người bệnh

Người bệnh nên được theo dõi sát sao về thân nhiệt, báo ngay cho nhân viên y tế nếu có gì bất thường. Viêm amidan nếu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn như bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính, viêm họng liên cầu khuẩn,...

4. Chú ý về quần áo và vệ sinh cơ thể

Mặc quần áo chất liệu vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt và luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Kết hợp lau mát người bằng nước ấm và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của nhân viên y tế.

Ngoài ra, người chăm sóc không nên tắm gội và lau người cho bệnh nhân bằng nước lạnh vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra và gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh.

5. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Bệnh nhân cũng như gia đình tuyệt đối không tự ý mua hoặc dùng những loại thuốc làm tăng khả năng gây xuất huyết như Aspirin và Ibuprofen. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, hãy cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

6. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Hãy bồi dưỡng cho người bệnh các loại thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hoá như: Cháo, súp hoặc sữa. Không cho bệnh nhân sử dụng những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như Coca, dưa hấu,... vì sẽ không phân biệt được nếu không may bị xuất huyết tiêu hoá.

Xem thêm: 6 thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị, phục hồi sốt xuất huyết

Một số biện pháp giúp tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi - Nguồn ảnh: Canva

Một số biện pháp giúp tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi - Nguồn ảnh: Canva

II. Sốt xuất huyết bao lâu thì hết?

Sốt xuất huyết được chữa trị trong bao nhiêu ngày thì hết còn tùy thuộc vào trạng thái sức khoẻ hiện tại của người bệnh. Bởi vậy, sau khi tìm hiểu sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi, chúng ta cần nắm rõ những giai đoạn của sốt xuất huyết, từ đó kiểm soát và nhận biết được tình hình sức khoẻ của bản thân.

1. Thời gian ủ bệnh

Sốt xuất huyết là tình trạng người bệnh bị muỗi vằn mang theo virus Dengue đốt. Trong khoảng thời gian đó, máu người sẽ tiếp xúc với virus Dengue từ 2-7 ngày, giai đoạn này cơ thể hầu như chưa có bất kỳ biểu hiện nào rõ ràng. Thời gian ủ bệnh không triệu chứng có thể sẽ kéo dài từ 3 đến 14 ngày.

2. Giai đoạn bắt đầu sốt

Sốt là triệu chứng đầu tiên sau khoảng thời gian ủ bệnh. Người bệnh có thể sốt từ 39 - 40 độ C, mặc dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu giảm. Thông thường, các biểu hiệu xuất hiện sẽ kèm theo như mệt mỏi chán ăn, đau họng, đau dạ dày và phát ban, buồn nôn, đau nhức xương khớp,..

Bên cạnh đó, đối với trẻ em bị sốt xuất huyết, triệu chứng phổ biến hơn là sốt kèm theo đau họng và đau bụng. Trẻ nhỏ sẽ giảm sốt sau 3 ngày, đến ngày thứ 8 có thể xuất huyết nhẹ dưới da ở dạng chấm đỏ hoặc chảy máu mũi. Khi hạ sốt, trẻ có thể nổi các nốt ban ở trên thân, sau đó lan đến mặt, tay, chân và cảm giác ngứa ngáy.

Sốt xuất huyết bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào trạng thái sức khoẻ từng người - Nguồn ảnh: Canva

Sốt xuất huyết bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào trạng thái sức khoẻ từng người - Nguồn ảnh: Canva

3. Giai đoạn nguy hiểm nhất

Ở bệnh sốt xuất huyết, giai đoạn nguy hiểm nhất diễn ra từ 3-7 ngày sau lần bị sốt đầu tiên. Người bệnh có thể đã giảm hoặc sốt cao hơn, khi đó biểu hiện sốc tụt huyết  hoặc bị đông máu có thể xuất hiện trong một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát. Những triệu chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt như:

  • Thoát huyết tương.
  • Tràn dịch phổi với các triệu chứng như: đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức ngực và gặp khó khăn khi thở.
  • Xuất huyết dưới dạng nốt hoặc mảng xuất huyết đỏ ở các mu bàn chân, lòng bàn tay, mạng sườn hoặc bụng.
  • Bị tràn dịch màng bụng như đầy hơi, chướng bụng, bụng có dấu hiệu to nhanh bất thường.
  • Đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị.
  • Bệnh nhân có thể gặp các trường hợp nguy hiểm hơn nếu bị xuất huyết nội tạng đường tiêu hoá, xuất huyết ở phổi hoặc não kèm theo triệu chứng nôn, ho, đi tiểu ra máu, đôi khi ra máu bất thường ở âm đạo,...

Vì thế trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc sát sao và kỹ càng. Nếu các triệu chứng trở nặng cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.

4. Giai đoạn phục hồi sau bệnh

Sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm từ 1-2 ngày, người bị sốt xuất huyết sẽ hạ sốt, tình trạng sức khoẻ dần hồi phục, huyết áp ổn định, đi vệ sinh nhiều và bị thèm ăn. 

Ngoài ra, người bệnh vẫn cần được chăm sóc đúng cách và thường xuyên, luôn tiếp tục quan sát các triệu chứng bất thường để kịp thời phát hiện và điều trị ngay. Ngược lại, nếu không được lưu tâm kỹ càng sẽ có thể dẫn đến trường hợp bị phù phổi hoặc suy tim.

III. Những sai lầm thường khiến sốt xuất huyết lâu hết

Hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới sốt xuất làm gì cho nhanh khỏi mà bỏ quên những điều quan trọng trong quá trình điều trị. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị nặng phải nhập viện là do chủ quan và mắc phải những sai lầm trong thời gian trị liệu. Cụ thể như:

1. Chủ quan không đi khám bệnh

Bệnh sốt xuất huyết được phân chia thành 3 mức độ: Nhẹ, dấu hiệu cảnh báo và nặng. Ở mức nhẹ, thường được chẩn đoán và sau đó sẽ theo dõi bệnh có nặng hơn không. Vì thế,  bệnh nhân thường chủ quan không chịu đến bệnh viện.

Mức độ nặng có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương vùng não thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và đi cấp cứu kịp thời.

2. Ngưng sốt là hết bệnh sốt xuất huyết?

Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh chính là giai đoạn này. Sau 2 ngày đã hết sốt và sức khoẻ ổn định hơn, nhiều người cho rằng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây là giai đoạn tiểu cầu bị giảm nặng và thoát huyết tương với các dấu hiệu như xuất huyết dưới da, chảy máu cam và nặng hơn có thể là sốc Dengue, tràn dịch màng phổi hoặc tệ nhất là tử vong.

Vì thế, không nên chủ quan mà phải chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể. Hãy nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

3. Sốt xuất huyết chỉ mắc 1 lần trong đời?

Sốt xuất huyết gây ra bởi virus gây bệnh Dengue. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết 1 trong 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Vì thế, thời gian sau vẫn có thể mắc lại 3 chủng còn lại. 

Hiện tại Việt Nam đã có huyết thanh cho 4 loại chủng, song người bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần do cơ thể người bệnh đã trở nên kháng với chủng virus ngay từ lần đầu bị nhiễm.

Sốt xuất huyết được xem là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng không lường. Vì vậy, hy vọng những thông tin trên không những giúp bạn tìm hiểu được bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi mà còn nhận biết về những sai lầm do chủ quan trong quá trình điều trị sốt xuất huyết. Chúc bạn và gia đình luôn thật nhiều sức khoẻ!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan