Quay lạiQuay lại

Thuỷ đậu kiêng gì và nên ăn thực phẩm nào để mau khỏi bệnh?

31/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Bệnh thuỷ đậu
II. Dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu qua các giai đoạn
1. Thời gian ủ bệnh
2. Giai đoạn phát bệnh
3. Thời gian toàn phát
4. Giai đoạn hồi phục bệnh
III. Người bị thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi bệnh?
1. Trong chế độ sinh hoạt
2. Trong việc ăn uống
IV. Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu là một bệnh lý truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân và rất dễ lây bởi nó lan qua sự tiếp xúc và đường hô hấp. Ngoài ra, thuỷ đậu cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người không may mắc phải. Vì vậy, việc chăm sóc đúng cách là vấn đề cần được lưu tâm để giúp bệnh mau chóng khỏi và hạn chế các biến chứng để lại. Vậy thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi bệnh? Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một cách chi tiết nhất!

Thuỷ đậu là một bệnh lý truyền nhiễm và rất dễ lây lan - Nguồn ảnh: Canva

Thuỷ đậu là một bệnh lý truyền nhiễm và rất dễ lây lan - Nguồn ảnh: Canva

I. Bệnh thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là trái rạ là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Đây là loại virus gây nên bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona ở người lớn. 

Ngoài ra, thuỷ đậu có khả năng lây lan rất nhanh và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên phổ biến hơn vẫn là trẻ nhỏ. Mùa xuân là giai đoạn thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho virus thuỷ đậu phát triển mạnh.  Biểu hiện rõ nhất của thuỷ đậu là mụn nước phồng mọc trên khắp cơ thể. 

Thuỷ đậu có rất nhiều con đường lây nhiễm và để lại biến chứng nguy hiểm. Thuỷ đậu có thể lây từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc trực tiếp, ho, hắt hơi, sử dụng chung đồ cá nhân, ăn uống chung,.... Vì vậy, bạn và gia đình cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có phương pháp điều trị kịp thời.

II. Dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu qua các giai đoạn

Để biết cách chăm sóc và nhận biết thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi, bạn cần lưu tâm những biểu hiện của thuỷ đậu để phát hiện kịp thời. Bệnh thuỷ đậu thường phát triển theo 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

1. Thời gian ủ bệnh

Đây là giai đoạn người bệnh nhiễm virus trong người và phát bệnh. Thời gian thường kéo dài từ 10 đến 20 ngày. Lúc này, người bệnh không có bất kỳ một triệu chứng nào và cũng rất khó để nhận biết bệnh.

2. Giai đoạn phát bệnh

Khi bắt đầu phát bệnh, những triệu chứng đi kèm bao gồm đau đầu, sốt nhẹ, cơ thể trở nên mệt mỏi. Người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính 1 đến 2 milimet trong khoảng 24 đến 48 giờ. Ngoài ra, một số người bệnh thuỷ đậu bị viêm họng và có hạch sau tai.

3. Thời gian toàn phát

Người bị bệnh thuỷ đậu trong giai đoạn này bắt đầu sốt cao, buồn nôn, chán ăn, đau cơ,... Những nốt ban đỏ dần thành các nốt phỏng nước hình tròn, đường kính 1 đến 3 mm. Mụn nước mọc trên cơ thể gây rát và ngứa dẫn đến rất khó chịu.

Nốt mụn nước xuất hiện toàn thân và mọc kín đầy cơ thể của người bệnh. Nếu không may bị mọc vào niêm mạc miệng sẽ gây khó khăn khi ăn uống. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước to hơn và bên trong mụn có nước màu đục do chứa mủ.

Nốt mụn nước xuất hiện toàn thân và mọc kín đầy cơ thể của người bệnh - Nguồn ảnh: Canva

Nốt mụn nước xuất hiện toàn thân và mọc kín đầy cơ thể của người bệnh - Nguồn ảnh: Canva

4. Giai đoạn hồi phục bệnh

Khoảng từ 7 đến 10 ngày khi phát bệnh, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và bong vảy. Dấu hiệu này minh chứng cho sự bắt đầu hồi phục. Trong giai đoạn này, bạn cần vệ sinh các vết thuỷ đậu sạch sẽ để không bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp thoa thuốc trị sẹo và tìm hiểu bị thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi.

III. Người bị thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi bệnh?

Với căn bệnh thuỷ đậu truyền nhiễm này, việc ăn uống và chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Vậy người bị thuỷ đậu kiêng gì? Bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây để mau chóng khỏi bệnh nhé!

1. Trong chế độ sinh hoạt

Hạn chế đến nơi đông người

Thuỷ đậu là bệnh dễ lây lan nên bạn nên hạn chế đến những nơi đông người để tránh phát tán virus. Điều này cũng giảm nguy cơ dẫn đến bùng phát bệnh.

Không sờ vào những nốt đỏ phồng nước

Khi mắc bệnh, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy ở những nốt mụn nước. Tuy nhiên, nếu bạn gãi thì các nốt mụn sẽ vỡ ra, dịch sẽ chảy qua những vùng da lành khác và gây nốt phỏng ở đó. Vì vậy, dù khó chịu như thế nào thì cần hạn chế sờ vào để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Không tắm lá

Nhiều người thường lấy những chiếc lá chè, lá bàng để tắm cho người bị bệnh thuỷ đậu với hy vọng mau khỏi. Tuy nhiên, trong lá chè hay lá bàng chứa tanin dễ làm cho da bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hãy nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Không sử dụng chung đồ cá nhân

Những đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng hay khăn mặt cần được vệ sinh sạch và để riêng với những đồ của các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ tránh được sự lây lan bệnh từ người này sang người khác.

2. Trong việc ăn uống

Thuỷ đậu kiêng gì trong khi ăn uống? Khi không may bị thuỷ đậu, bạn hãy tránh những thực phẩm bao gồm:

Thức ăn tanh

Những thực phẩm như cua, cá, tôm,... rất dễ gây kích ứng cho da. Điều này khiến cho quá trình hồi phục kéo dài và thậm chí để lại sẹo.

Thực phẩm mặn và cay nóng

Những gia vị như ớt, tỏi, hành, hạt tiêu, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ rất dễ gây nóng người. Điều này sẽ làm tăng tiết mồ hôi dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ăn những thực phẩm này sẽ khiến những cơn ngứa ngáy tăng và gây khó chịu.

Sữa và những chế phẩm từ sữa

Các bác sĩ cho rằng những thực phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn và gây kích thích da tiết nhờn. Vì vậy, người bị thuỷ đậu nên kiêng sữa và những thực phẩm đi kèm.

IV. Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Chúng ta đã hiểu được thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi, vậy cách phòng ngừa thuỷ đậu là gì? Tiêm chủng vắc xin thuỷ đậu là biện pháp phòng tránh thuỷ đậu hiệu quả nhất. Điều này càng quan trọng hơn với trẻ em vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh. Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm đúng liều: 

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ em trên 1 tuổi.
  • Mũi 2: Trẻ em từ 1 đến 13 tuổi: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng và trẻ từ 13 tuổi trở lên thì cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn tiếp xúc với người đang mắc thuỷ đậu mà bản thân chưa tiêm vắc xin thì cần tiêm chủng trong 3 ngày sau đó. Khi đã tiêm, nếu không may bị bệnh thì người bệnh cũng sẽ bị nhẹ, ít nốt phỏng và không để lại biến chứng. 

Tiêm vắc xin thuỷ đậu là biện pháp phòng tránh thuỷ đậu hiệu quả nhất - Nguồn ảnh: Canva

Tiêm vắc xin thuỷ đậu là biện pháp phòng tránh thuỷ đậu hiệu quả nhất - Nguồn ảnh: Canva

Thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi hay cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu đã được Papaya chia sẻ trong nội dung bài viết trên. Hy vọng bạn và gia đình đã có nhiều kiến thức hơn về thuỷ đậu để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Hãy đưa trẻ nhỏ đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng chống bệnh nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan