Quay lạiQuay lại

Viêm phế quản co thắt: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

31/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phế quản co thắt là gì?
2. Nguyên nhân viêm phế quản co thắt và các yếu tố thuận lợi
2.1 Nhiễm trùng đường hô hấp
2.2 Suy giảm hệ miễn dịch
2.3 Yếu tố di truyền
2.4 Môi trường sống ô nhiễm
2.5 Một số loại thuốc
2.6 Một số nguyên nhân khác
3. Triệu chứng bệnh viêm phế quản co thắt
3.1 Khó thở
3.2 Tức ngực
3.3 Sốt
3.4 Buồn nôn
3.5 Một số triệu chứng khác
4. Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không và cách xử lý
5. Cách phòng bệnh viêm phế quản co thắt
5.1 Đảm bảo cơ thể và môi trường sống sạch sẽ
5.2 Chế độ ăn uống và tập luyện
5.3 Giữ thói quen thở bằng mũi, thở đều
5.4 Tiêm phòng đầy đủ

Viêm phế quản co thắt là tình trạng bệnh viêm phế quản khi đã trở nặng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bệnh sẽ đem lại nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, bạn hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, nắm rõ các triệu chứng cũng như cách phòng bệnh để bảo vệ bản thân nhé! 

1. Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt xảy ra do lòng phế quản bị thu hẹp (Nguồn: Canva)

Viêm phế quản co thắt xảy ra do lòng phế quản bị thu hẹp (Nguồn: Canva)

Viêm phế quản co thắt hay còn gọi là bệnh co thắt phế quản hoặc viêm phế quản dạng hen. Bệnh gây ra tình trạng khó thở do việc thu hẹp tạm thời lòng phế quản. Nguyên nhân bởi các cơ trơn phế quản co thắt, lại bị viêm nhiễm và tăng tiết chất nhờn, gây cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi. 

Bệnh lý co thắt phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Vào thời điểm giao mùa xuân, mùa động bệnh thường bùng phát mạnh. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, suy hô hấp nếu như không có những phương pháp điều trị thích hợp kịp thời. 

2. Nguyên nhân viêm phế quản co thắt và các yếu tố thuận lợi

Viêm phế quản co thắt là tình trạng chuyển nặng của bệnh lý viêm phế quản. Có 3 yếu tố dẫn đến hiện tượng này là do viêm đường thở, tiết quá nhiều chất nhờn và co thắt cơ trơn. Ngoài nguyên nhân trực tiếp ở trên, thì còn có các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý co thắt phế quản sẽ bao gồm như sau: 

2.1 Nhiễm trùng đường hô hấp

Cơ thể bị nhiễm virus dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và gây ra viêm phế quản thắt. Trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra một số trường hợp do virus cúm. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân thứ phát sau khi bệnh nhân bị nhiễm virus. Theo đó, một số loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến là: phế cầu, liên cầu, tụ cầu, H.influenzae...

2.2 Suy giảm hệ miễn dịch

Khi thời tiết giao mùa đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao bị viêm phế quản co thắt. Thời điểm bùng dịch bệnh cao nhất là mùa xuân và mùa đông. Không khí lạnh sẽ là thời điểm tốt để cho các loại virus và vi khuẩn phát triển, dẫn đến việc lây lan, nhiễm bệnh trở nên nhiều hơn.

2.3 Yếu tố di truyền

Tiền sử cá nhân hoặc trong gia đình bị hen suyễn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu bố, mẹ đã có tiền sử bị bệnh hen suyễn, khả năng con sinh ra dễ bị viêm phế quản co thắt và các bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ cao hơn trẻ khác. 

2.4 Môi trường sống ô nhiễm

Khói bụi, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, phụ gia thực phẩm, cao su... là những yếu tố thuận lợi cho bệnh lý. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về đường hô hấp. Những người hút thuốc, thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

2.5 Một số loại thuốc

Một số thuốc như thuốc hạ huyết áp, aspirin, kháng sinh, NSAID... có thể làm tăng nguy cơ bị co thắt phế quản. 

2.6 Một số nguyên nhân khác

Do ảnh hưởng của tâm lý, stress, rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm chất độc hóa học.

3. Triệu chứng bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có những triệu chứng gần giống với bệnh lý hen suyễn. Tuy nhiên đây lại là hai bệnh lý khác nhau có phương pháp điều trị riêng. Do đó, việc hiểu rõ các triệu chứng bệnh lý là điều cực kỳ quan trọng để bạn nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Theo đó các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này gồm có:

3.1 Khó thở

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh và xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy có tiếng rít mỗi khi hít vào.

3.2 Tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng của viêm phế quản co thắt (Nguồn: Canva)

Đau tức ngực là triệu chứng của viêm phế quản co thắt (Nguồn: Canva)

Cảm nhận được áp lực ở ngực, mỗi khi thở lồng ngực hóp lại, một số trường hợp còn kéo theo co kéo cơ vùng cổ, cơ liền sườn. 

3.3 Sốt

Triệu chứng sốt từ từ nhẹ đến nặng có kèm theo viêm long đường hô hấp như chảy nước mũi, ho, hắt xì. Tình trạng sốt theo từng cơn, hoặc sốt liên tục vài ngày. 

3.4 Buồn nôn

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn trước và sau khi ăn, xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, đầy hơi, chướng bụng.

3.5 Một số triệu chứng khác

Cơ thể mệt mỏi, người kiệt sức không rõ lý do. Trong họng cảm thấy ngứa rát, như có dị vật mắc ở bên trong. 

Nói riêng về trường hợp viêm phế quản co thắt ở trẻ em, triệu chứng dễ dàng để nhận biết nhất chính là cảm nhận trẻ bị khó thở. Tiếng thở khò khè kèm theo các cơ ho khan thường xuyên và có thể trẻ sẽ bị sốt cao từ 38 độ C. Trẻ bị viêm phế quản co thắt thường bị nôn nhiều, lười ăn, bị tiêu chảy và quấy khóc. 

4. Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không và cách xử lý

Viêm phế quản co thắt chưa có thuốc đặc hiệu, tuy nhiên đa số bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc tại nhà và có chuyển hồi phục sau 14 - 28 ngày. Một số trường hợp bệnh nặng sẽ cần nhập viện để có các phương án điều trị phù hợp. 

Tuy nhiên, vì bệnh có những triệu chứng không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường nên nhiều người còn chủ quan. Điều này dẫn đến việc điều trị chậm trễ, gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân. Cụ thể, một số biến chứng của bệnh viêm phế quản co thắt là: viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp.

Hình ảnh chụp X-quang phế quản phổi (Nguồn: Canva)

Hình ảnh chụp X-quang phế quản phổi (Nguồn: Canva)

Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh lý, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp X-quang phổi, hoặc chụp CT scan phổi các xét nghiệm liên quan. Trường hợp triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng dưới đây, bạn cần nhập viện ngay ở cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt liên tục trong 24 giờ không cải thiện dù đã sử dụng thuốc.
  • Ho nhiều, ho ra chất nhầy màu đặc hay ho ra máu.
  • Khó thở không thuyên giảm và ngày càng nhiều cơn đau tức ngực.
  • Thở nhanh, nhịp tim không đều.
  • Người tím tái, móng tay móng chân chuyển màu hơi xanh.
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, đi tiểu ít, khô miệng.

5. Cách phòng bệnh viêm phế quản co thắt

Song song với việc điều trị, khi bị viêm phế quản co thắt, bệnh nhân cũng cần thực hiện các phương án phòng bệnh. Đây sẽ là cách giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng lây lan bệnh sang người khác. Cụ thể những việc quan trọng bạn cần thực hiện gồm có:

5.1 Đảm bảo cơ thể và môi trường sống sạch sẽ

Khi vệ sinh cơ thể, bạn cần chú ý đặc biệt đến vùng mũi miệng và tay. Bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày để tránh sự xâm nhập gây viêm nhiễm của vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước mỗi khi ăn. 

Đối với nơi sinh sống, làm việc bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ẩm mốc vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Tránh tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang. 

5.2 Chế độ ăn uống và tập luyện

Bạn hãy bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước. Hạn chế thực phẩm cay nóng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng tiết dịch đờm, làm tình trạng viêm trở nặng hơn. Kết hợp cùng với đó là một chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp để nâng cao thể trạng. 

5.3 Giữ thói quen thở bằng mũi, thở đều

Ngay cả khi trong môi trường không khí lạnh, bạn cũng hãy giữ thói quen thở bằng mũi để giảm kích ứng phổi. Tập thở đều đặn, hít sâu và thở ra nhẹ nhàng để không khí được lưu thông đều vào trong phổi.

5.4 Tiêm phòng đầy đủ

Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn hãy thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Một số mũi phòng bệnh quan trọng liên quan đến bệnh lý đường hô hấp gồm: vacxin cúm, vacxin phế cầu, vacxin covid -19. 

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý nguy hiểm gây ra triệu chứng khó thở, tức ngực và có nhiều biến chứng. Hy vọng bài viết này Papaya đã giúp bạn cập nhật được những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh lý co thắt phế quản. Từ đó biết cách nhận biết, phòng tránh và xử lý khi bị bệnh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan