Quay lạiQuay lại

Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2023

30/11/2022

Share

Nội dung chính

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là gì? 
Điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lương hưu theo chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tạm kết

Lương hưu là mối quan tâm hàng đầu của những người lao động khi về già vì đây sẽ là một trong những nguồn thu nhập chính để họ trang trải cuộc sống. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là cách để bạn đạt đủ điều kiện hưởng lương hưu theo chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội. Tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí tự nguyện của bảo hiểm xã hội là gì và cách tính tiền lương hưu, hãy cùng Papaya tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là gì? 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức. Trong đó, người tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. 

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với năng lực thu nhập của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là được hưởng chế độ hưu trítử tuất.

Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện là chế độ chi trả tiền lương hưu cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 9 tháng đối với nam và 56 tuổi đối với lao động nữ.

Điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ trên quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, một người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng. Sau đó cứ qua mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình này kéo dài cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam (rơi vào năm 2028) và 60 tuổi đối với lao động nữ (rơi vào năm 2035).
  • Đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong trường hợp người lao động đã đủ tuổi về hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bị thiếu không quá 10 năm thì được phép đóng số tiền còn lại trong 1 lần để được hưởng lương hưu.

Thời gian bắt đầu được hưởng lương hưu là tháng liền kề kể từ tháng đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Lương hưu theo chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?

Cách tính chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cách tính chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ nhận được mức lương hưu theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, các thành phần được tính như sau:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

Theo Khoản 2 Điều 74, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% tương ứng với định mức:

  • Lao động nam nghỉ lương hưu từ năm 2022 trở đi đóng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi đóng 15 năm bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng sẽ tăng thêm 2% nhưng tổng tỷ lệ không được vượt quá 75%.

Để hiểu rõ hơn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, các bạn hãy tham khảo các ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Ông A đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi 3 tháng) vào tháng 8/2021. Tính đến thời điểm này ông đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 24 năm. Vậy cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông A như sau:

  • 19 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đầu tiên ông được hưởng tỷ lệ 45%
  • Từ năm thứ 20 đến năm thứ 24 (5 năm), mỗi năm ông được tăng thêm 2%

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông A là: 45 + 2 x 5 = 55%

Ví dụ 2:

Bà B đủ tuổi nghỉ hưu (55 tuổi 4 tháng) vào tháng 8/2021. Tính đến thời điểm này bà đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 24 năm. Vậy cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà B như sau:

  • 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đầu tiên bà được hưởng tỷ lệ 45%
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 24 (9 năm), mỗi năm bà được tăng thêm 2%

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà B là: 45 + 2 x 9 = 63%

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Muốn biết mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn có thể tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH =Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH : Tổng số tháng tham gia BHXH

Để bù đắp sự mất giá của đồng tiền (lạm phát), mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định là mức thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành vào năm nghỉ hưu theo công thức sau:

Mức thu nhập tháng đóng BHXH (đã điều chỉnh) của từng năm = Mức thu nhập tháng đóng BHXH thực tế tại năm đó x Hệ số trượt giá của năm tương ứng

Ví dụ 3: 

Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 7/1962 tính đến tháng 5/2023 ông sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của ông A bắt đầu từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023.

Hệ số trượt giá được quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,071,941,771,501,371,281,231,23
Năm20162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,191,151,111,081,051,031,001,00
  •  Năm 2021, mỗi tháng ông A đóng BHXH tự nguyện mức 5 triệu đồng/ tháng --> Tổng thu nhập sau điều chỉnh của ông A cho năm 2021 là 5 x 12 x 1.03 = 61, 8 triệu đồng.
  • Năm 2022, mỗi tháng ông A đóng BHXH tự nguyện 5,5 triệu đồng/tháng --> Tổng thu nhập sau điều chỉnh của ông A cho năm 2022 là 5,5 x 12 x 1 = 66 triệu
  • Năm 2023, ông đóng BHXH trong 05 tháng cuối với mức 6 triệu đồng/tháng --> Tổng thu nhập sau điều chỉnh của ông A cho năm 2023 là 6 x 5 x 1 = 30 triệu đồng

Vậy mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện của ông A là: (61,8+ 66+30)/ (12+12+5) = 4,57 triệu đồng.

Tương tự như vậy, nếu ông A vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH của ông A được tính như sau (theo Điều 11, khoản 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP): 

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = (Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x số tháng đóng BHXH bắt buộc) : (Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)

Áp dụng thêm cách tính về tỷ lệ lương hưu hàng tháng là bạn đã có thể tự tính tiền lương hưu hàng tháng của mình cho trường hợp này rồi.

Có thể bạn đọc cũng quan tâm đến: Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa

Tạm kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết của Papaya Insurtech, người lao động đã hiểu rõ hơn những quy định về chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như tính được mức lương hưu cho riêng mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan