Quay lạiQuay lại

8 điều cần biết trước khi tiêm phòng HPV

24/3/2023

Share

Nội dung chính

1. Vaccine tiêm phòng HPV là gì?
2. Các loại Vaccine tiêm phòng HPV thường được sử dụng
Gardasil
Cervarix
3. Ai nên tiêm phòng HPV?
4. Đã từng nhiễm HPV có tiêm phòng HPV không?
5. Các tác dụng phụ của vaccine HPV
6. Trường hợp nào không được tiêm HPV?
 7. Tiêm HPV có cần xét nghiệm không?
8. Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?
Tạm kết

Tiêm phòng HPV là cần thiết nhằm ngăn ngừa tuýp virus HVP có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục cho cả hai giới, kể cả người đã từng quan hệ tình dục. Trước khi tiêm phòng HPV, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức gì? Hãy cùng Papaya tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

8 điều cần biết trước khi tiêm phòng HPV

8 điều cần biết trước khi tiêm phòng HPV

1. Vaccine tiêm phòng HPV là gì?

Vaccine HPV là loại vaccine có cơ chế tạo cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus HPV (virus Human Papilloma) ở người.

Hiện nay người ta đã phát hiện hơn 140 tuýp virus liên quan, trong đó có khoảng 40 tuýp virus HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư nhất định ở cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm đạo và âm hộ.

2. Các loại Vaccine tiêm phòng HPV thường được sử dụng

Tại Việt Nam, có các loại vaccine HPV được cấp phép sử dụng gồm: Gardasil và Cervarix giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm một số tuýp virus HPV có nguy cơ cao gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.

Gardasil

Đây là loại vaccine của Mỹ được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới MSD (Merck Sharp & Dohme).

Tác dụng: đem lại hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18.

Lịch tiêm vắc-xin Gardasil gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Là ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: Cách 2 tháng sau mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 3: Cách 6 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.

Đối tượng tiêm: Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Ngoài ra, cùng hãng dược phẩm này, họ cũng sản xuất ra một loại vaccine HPV khác là Gardasil 9 phòng ngừa 9 tuýp virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục… hiệu quả lên đến trên 94%.

Cervarix

Cervarix thường được biết đến là "vaccine ung thư cổ tử cung của Bỉ" do công ty Glaxo Smith Kline nghiên cứu và phát triển. Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Tác dụng: Cevarix phòng được 2 tuýp HPV (16 và 18) hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài 2 tuýp 16 và 18 trong thành phần, Cervarix còn có khả năng bảo vệ chéo các tuýp khác như: 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.

Đối tượng tiêm: Nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

3. Ai nên tiêm phòng HPV?

Tại Việt Nam, HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi.

Tại Việt Nam, HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, độ tuổi tiêm HPV được chỉ định cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi, dù đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Để đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất thì bạn nên tiêm phòng khi dưới 26 tuổi và chưa lập gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục.

Đối với phụ nữ mang thai, hiện chưa có bằng chứng vaccine HPV sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, nếu chưa hoàn thành 3 mũi tiêm mà đã có thai, để an toàn bạn cần hoãn lịch tiêm chủng cho đến khi sinh xong.

Dù tiêm phòng HPV tại Việt Nam chỉ được chỉ định cho nữ giới. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu cho thấy nam giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV như ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi, ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).

4. Đã từng nhiễm HPV có tiêm phòng HPV không?

Virus HPV rất dễ tái nhiễm, cơ thể sau khi đào thải HPV vẫn có thể nhiễm lại. Bên cạnh đó, HPV cũng có rất nhiều tuýp khác nhau, việc bị nhiễm 1 tuýp HPV không đồng nghĩa bạn không nhiễm những tuýp khác. Tiêm phòng vaccine HPV có thể ngăn ngừa việc tái nhiễm và bảo vệ bạn trước nhiều tuýp HPV khác nhau. Chính vì vậy, nếu đã từng nhiễm HPV và đã phục hồi thì bạn cũng có thể tiêm phòng HPV để ngăn ngừa một số chủng khác của loại virus này nhé.

5. Các tác dụng phụ của vaccine HPV

Bất kể bạn tiêm vaccine tốt đến đâu đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, vì bản chất của việc tiêm vaccine nhằm đưa virus bị bất hoạt vào cơ thể nên sẽ có một số phản ứng nhằm chống lại những chất “lạ” này.

Đa số các trường hợp người tiêm phòng sẽ bị sốt, sưng hoặc đau tại chỗ tiêm, nổi mẩn đỏ. Một số trường hợp khác có thể trải qua các phản ứng mạnh như sốt, co giật, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

Chính vì vậy, nếu phát hiện ra những bất thường sau khi tiêm phòng HPV thì hãy liên hệ ngay cho cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

6. Trường hợp nào không được tiêm HPV?

Dưới đây là các đối tượng không nên tiêm chủng vaccine HPV:

  • Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong phần “Thành phần”.
  • Những người bị quá mẫn sau khi tiêm vaccine HPV trước đây.
  • Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.
  • Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Phụ nữ đang có thai.

 7. Tiêm HPV có cần xét nghiệm không?

Một trở ngại khiến nhiều chị em còn e dè không biết liệu tiêm HPV có cần làm xét nghiệm gì trước tiêm không. 

Theo đó, tiêm vaccine phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nếu bạn nằm trong độ tuổi khuyến cáo (9-26 tuổi), không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không mắc các bệnh cấp tính… thì đủ điều kiện tiêm. 

8. Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?

Tên vaccineGiá tiêm (VNĐ)
Gardasil1.790.000
Gardasil 92.950.000
Cervarix900.000 - 1.100.000

Lưu ý: Giá tiêm chỉ mang tính chất tham khảo và có sự giao động khác nhau giữa các đơn vị tiêm chủng và thời điểm. Nếu muốn biết chính xác giá tiêm cho từng loại, tốt nhất bạn nên liên hệ đến đơn vị mà mình muốn tiêm chủng.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin cần biết về tiêm phòng HPV, thông qua đó, Papaya hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết trước khi thực hiện việc tiêm chủng cho bản thân hay người thân trong gia đình. Hãy nhớ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là lời khuyên hữu ích giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, tự do theo đuổi những hoài bão của bản thân.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan