Quay lạiQuay lại

5 loại bảo hiểm tài sản phổ biến nhất năm 2023

8/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Bảo hiểm tài sản là gì?
II. Các loại hình bảo hiểm tài sản
1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
2. Bảo hiểm hoả hoạn và những rủi ro đặc biệt
3. Bảo hiểm cháy nổ chung cư
4. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
5. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
III. Tại sao nên mua bảo hiểm tài sản để quản trị rủi ro tài chính?
IV. Các câu hỏi liên quan về bảo hiểm tài sản
1. Ai nên mua bảo hiểm tài sản?
2. Thời hạn bảo hiểm tài sản bao nhiêu?
3. Mức phí bảo hiểm tài sản bao nhiêu?
4. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm tài sản
Tạm kết

Bảo hiểm tài sản là một trong những hình thức bảo hiểm được nhiều cá nhân, doanh nghiệp biết đến hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết bảo hiểm tài sản là gì, phân loại bảo hiểm tài sản và giải đáp những thắc mắc về loại hình bảo hiểm này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu về loại hình bảo hiểm tài sản phổ biến năm 2023

Tìm hiểu về loại hình bảo hiểm tài sản phổ biến năm 2023

I. Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm ký kết bởi hai bên bán và bên mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản trước những tai nạn bất ngờ. Tài sản được bảo vệ có thể là tài sản có thực hoặc tài sản mang giá trị vật chất quy đổi được thành tiền.

Một số loại tài sản phổ biến cần được bảo vệ như máy móc, nhà cửa, hàng hóa, phương tiện vận tải và các loại giấy tờ được định giá bằng tiền. Nhìn chung, tuỳ theo nhu cầu và loại tài sản cần bảo vệ mà người mua có thể cân nhắc loại hình bảo hiểm phù hợp.

II. Các loại hình bảo hiểm tài sản

Các loại hình bảo hiểm tài sản bao gồm năm loại bảo hiểm chính sau:

1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm tài sản bắt buộc mà nhiều doanh nghiệp cần mua theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018. Các tài sản được bảo vệ như nhà cửa, công trình kiến trúc, máy móc, hàng hoá, vật tư, trang thiết bị…

2. Bảo hiểm hoả hoạn và những rủi ro đặc biệt

Loại hình bảo hiểm tài sản này bảo vệ tài sản trước những rủi ro mang tính ngẫu nhiên như:

  • Hoả hoạn, sét đánh, cháy nổ.
  • Tai nạn máy bay.
  • Thiệt hại do hành động có ác ý.
  • Thiệt hại do yếu tố thiên nhiên bất ngờ.
  • Thiệt hại do xe cộ và súc vật.

3. Bảo hiểm cháy nổ chung cư

Đa dạng loại bảo hiểm tài sản phù hợp với nhu cầu của người dùng

Đa dạng loại bảo hiểm tài sản phù hợp với nhu cầu của người dùng

Bảo hiểm cháy nổ chung cư liên quan đến những thiệt hại về mặt vật chất do cháy nổ. Đối tượng mua gói bảo hiểm này thường là các công ty làm việc trong chung cư nhiều tầng dễ gặp rủi ro cháy nổ.

4. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là hình thức bảo vệ những mất mát của doanh nghiệp xảy ra do vấn đề kinh doanh bị đứt quãng vì một số rủi ro nhất định. Mất mát này có thể là giảm sút lợi nhuận, giảm doanh thu, thiệt hại vật chất hay gia tăng về chi phí kinh doanh. Nhìn chung, phạm vi bảo hiểm của gói bảo hiểm này sẽ như sau:

  • Bồi thường lợi nhuận mà người được bảo hiểm phải chi trả trong thời gian ngừng kinh doanh vì thiệt hại bất ngờ liên quan đến tài sản.
  • Chi trả các chi phí khác nhằm giảm các tổn thất gây ra do việc ngừng kinh doanh như chi phí vận chuyển, phí thuê nhà xưởng…
  • Chi trả những chi phí không trực tiếp khác để giảm tổn thất kinh doanh trong trường hợp có thỏa thuận riêng.

5. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

Bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản có quyền lợi bảo hiểm liên quan đến những tài sản sau:

  • Bất động sản, không bao gồm đất.
  • Các loại thiết bị và máy móc.
  • Hàng hoá thành phẩm và bán thành phẩm.
  • Các tài sản khác không nằm trong danh mục “các tài sản bị loại trừ”
  • Hợp đồng bảo hiểm có thể mở rộng cho những tài sản như sách, tác phẩm nghệ thuật, đồ lưu niệm quý hiếm.

III. Tại sao nên mua bảo hiểm tài sản để quản trị rủi ro tài chính?

Bảo hiểm tài sản giúp người mua đảm bảo tài chính khi không may có rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm tài sản giúp người mua đảm bảo tài chính khi không may có rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm tài sản có ý nghĩa như thế nào trong việc quản lý rủi ro tài chính cho chủ sở hữu tài sản?

Đứng trước nguy cơ bị "trắng tay" do thiên tai, sự cố hỏa hạn, lỗi do sự vô ý con người như rơi vỡ, đình công, va chạm với phương tiện vận chuyển... nhiều người mới nhận ra sự cần thiết của bảo hiểm tài sản.

Theo các thông tin Papaya đã chia sẻ, bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm giúp khách hàng khắc phục những thiệt hại, trong trường hợp xảy ra các rủi ro gây hư hỏng, mất mát... làm giảm giá trị của tài sản.

Khi có vấn đề xảy ra với tài sản, bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo đúng những điều khoản ký kết trong hợp đồng.

Như vậy, đối với những tài sản có giá trị, việc sở hữu trong tay một loại bảo hiểm vừa giúp chủ sở hữu an tâm hơn. Đồng thời, đây cũng là "phao cứu sinh" giúp bạn "trở mình" khi có bất kỳ rủi ro gì xảy đến với tài sản. 

IV. Các câu hỏi liên quan về bảo hiểm tài sản

Người tiêu dùng khi chọn mua bảo hiểm tài sản thường băn khoăn đến những vấn đề cụ thể như sau:

1. Ai nên mua bảo hiểm tài sản?

Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm dành cho bất kỳ ai đang sở hữu các loại hình tài sản có nguy cơ rủi ro cao. Người mua là chủ sở hữu tài sản hoặc đang sở hữu tài sản nên mua loại hình bảo hiểm này để tránh những thiệt hại khi tài sản gặp rủi ro.

2. Thời hạn bảo hiểm tài sản bao nhiêu?

Thời hạn bảo hiểm tài sản có hiệu lực thường là 12 tháng. Tuy nhiên, mức thời hạn này có thể ngắn hoặc dài hơn tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm cũng sẽ phụ thuộc vào thời hạn mà bảo hiểm có hiệu lực.

3. Mức phí bảo hiểm tài sản bao nhiêu?

Phí bảo hiểm tài sản là tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải chi trả cho người bán bảo hiểm để nhận được các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm. 

Phí bảo hiểm bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào từng gói bảo hiểm và các quyền lợi mà người được bảo hiểm muốn sở hữu. Phí bảo hiểm sẽ được thanh toán một hoặc nhiều lần tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

4. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm tài sản

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm tài sản được quy định tại của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022. Theo đó, số tiền bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm xác định trên giá thị trường của tài sản, mức độ thiệt hại thực tế. Chi phí dùng để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Số tiền bồi thường sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm.  

Tạm kết

Bài viết trên là những chia sẻ về loại hình bảo hiểm tài sản và các câu hỏi liên quan đến chủ đề bảo hiểm. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm hiểu về bảo hiểm tài sản và áp dụng loại hình bảo hiểm này sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan